MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường rung lắc dữ dội, nhiều quỹ ngoại tiếp tục báo lỗ trong tháng 7

Chênh lệch tỷ giá là yếu tố lớn nhất dẫn tạo nên mức thua lỗ của PYN Elite. Trong khi đó, tháng 7 tiếp tục chứng kiến sự rút ròng của quỹ chuyên "đánh game nâng hạng"- Tundra Vietnam.

Tháng 7 vừa qua đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp của chỉ số Vn-Index. Từ mức 960,78 điểm cuối tháng 6, trong 2 tuần đầu tiên tháng 7 Vn-Index có nhiều phiêm giảm sâu và nhiều lần rơi thủng mốc tâm lý 900 điểm. Tuy nhiên, thị trường đã có sự phục hồi đáng kể trong 3 tuần sau đó giúp cho Vn-Index kết thúc tháng 7 ở mức 956,39 điểm (-0,46%).

PYN Elite fund - một trong những quỹ ngoại lớn nhất đang đầu tư trên TTCK Việt Nam vừa công bố báo cáo định kỳ danh mục định kỳ tháng 7/2018. Theo đó, hiệu quả hoạt động của quỹ khá tương đồng với diễn biến của Vn-Index trong 3 tuần đầu tiên của tháng 7. Sự phân hóa chỉ diễn ra trong 2 tuần cuối cùng bởi diễn biến của tỷ giá và bởi diễn biến không thuận lợi của một số cổ phiếu có tỷ trọng cao. 

Kết thúc tháng 7, PYN ghi nhận mức giảm 3,7% so với tháng trước (MoM), cao hơn nhiều lần so với mức giảm 0,46% của Vn-Index. Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất tới hiệu quả hoạt động của quỹ chính là tỷ giá khi tỷ giá EUR/ VND tăng tới 2,2%. Ngoài ra, một số cổ phiếu có tỷ trọng lớn trong danh mục của PYN vẫn tiếp tục đi xuống mặc dù thị trường đã có sự hồi phục. Tiêu biểu có thể kể đến: HBC (-11,11%), CII (-4,73%) hay PAN (-9,85%).

Thị trường rung lắc dữ dội, nhiều quỹ ngoại tiếp tục báo lỗ trong tháng 7 - Ảnh 1.

Tính đến hết tháng 7, PYN Elite Fund hiện đang quản lý lượng tài sản ròng khoảng 402 triệu EUR với giá trị tài sản ròng trên mỗi chứng chỉ quỹ (NAV/unit) đạt 286,1 EUR, giảm 9,6% so với đầu năm. Sau đợt công bố kết quả kinh doanh quý 2/2018, danh mục của PYN đang thể hiện sự vượt trội khi tăng trưởng doanh thu đạt 20%, tăng trưởng lợi nhuận 18% so với cùng kỳ năm trước so với mức trung bình khoảng 14% của các công ty trên sàn. Danh mục của quỹ tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: bán lẻ (MWG), ngân hàng (TPB, HDB), xây dựng-hạ tầng ( HBC, CII,FCN), bất động sản (KDH, VCG, NLG, CEO). Danh mục 12 công ty có tỷ trọng lớn nhất hiện chiếm tới gần 70% danh mục của quỹ.

Thị trường rung lắc dữ dội, nhiều quỹ ngoại tiếp tục báo lỗ trong tháng 7 - Ảnh 2.

Một quỹ khác cũng báo cáo mức hiệu quả hoạt động kém hơn so với Vn-Index là Tundra Vietnam Fund- một quỹ đầu tư nổi tiếng về "game nâng hạng thị trường". Kết thúc tháng 7, Tundra ghi nhận mức lỗ 0,7% và lỗ lũy kế 6,9% tính từ đầu năm 2018. 

Tháng 7 tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm về quy mô tài sản của Tundra Vietna Fund khi chỉ còn 118 triệu USD, giảm 5 triệu USD so với tháng trước đó. Việc quy mô tài sản Tundra Vietnam Fund giảm mạnh những tháng gần đây bên cạnh việc danh mục giảm còn đến từ việc dòng tiền đang rút ra khỏi quỹ.

Thị trường rung lắc dữ dội, nhiều quỹ ngoại tiếp tục báo lỗ trong tháng 7 - Ảnh 3.

Danh mục quản lý bởi Tundra có sự thay đổi lớn trong tháng 7 khi quỹ tiến hành mua thêm FPT, HPG, SSI, LDG, HDB, MSN, VRE trong khi bán ra VIC, VNM, DXG. Đặc biệt, cổ phiếu VIC không còn nằm trong danh sách 10 cổ phiếu có tỷ trọng nắm giữ lớn nhất của quỹ này. Trong tháng trước đó, VIC chiếm tỷ trọng gần 6% trong danh mục Tundra Vietnam Fund và là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 của quỹ.

Thị trường rung lắc dữ dội, nhiều quỹ ngoại tiếp tục báo lỗ trong tháng 7 - Ảnh 4.

Các khoản đầu tư lớn nhất trong danh mục Tundra Vietnam Fund


Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên