MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

1 sân bay được coi là “nguy hiểm nhất hành tinh”, cả thế giới chỉ có 50 phi công dám hạ cánh tại đây

14-01-2025 - 18:00 PM | Sống

1 sân bay được coi là “nguy hiểm nhất hành tinh”, cả thế giới chỉ có 50 phi công dám hạ cánh tại đây

Theo CNN, trên thế giới chỉ có khoảng 50 người có thể vận hành máy bay tới đây.

Sân bay tọa lạc giữa 2 đỉnh núi, đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện và tinh thần thép

Sân bay quốc tế Paro ở Bhutan, được biết đến là một trong những sân bay khó hạ cánh nhất thế giới, mang đến thách thức không nhỏ cho các phi công. Tọa lạc ở độ cao hơn 5.400m giữa hai đỉnh núi, sân bay này đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện và tinh thần thép từ những người điều khiển máy bay.

Ở địa hình này, phi công cũng không thể dùng hệ thống cảnh báo gần mặt đất nâng cao (EGPWS) - hệ thống an toàn, đưa ra cảnh báo trước về khả năng va chạm mặt đất hoặc chướng ngại vật như ở các sân bay khác.

Sự đặc biệt này không chỉ khiến Paro trở thành một điểm đến khó quên mà còn tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ cho hành trình khám phá Bhutan – một quốc gia nhỏ bé nhưng giàu bản sắc văn hóa trên dãy Himalaya, nơi có khoảng 800.000 cư dân sinh sống.

Với chiều dài đường băng chỉ 2.265m, sân bay Paro không thể tiếp nhận các máy bay phản lực cỡ lớn. Tuy nhiên, đối với những người yêu thích hàng không, thử thách này lại chính là sức hút, mang đến cơ hội chứng kiến kỹ năng xuất sắc của các phi công trong việc điều khiển máy bay giữa khung cảnh hùng vĩ của vùng đất được mệnh danh là "Vùng đất Rồng Sấm" (Land of the Thunder Dragon).

photo-1736839725285

Sân bay Paro có một đường băng duy nhất dài 2.265m. Ảnh: CNN.

Theo cơ trưởng Chimi Dorji, người đã có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc tại hãng hàng không quốc gia Druk Air, việc bay đến Paro là một bài kiểm tra kỹ năng chứ không phải là điều đáng sợ.

"Nó không nguy hiểm, bởi nếu nguy hiểm thì tôi đã không bay," anh chia sẻ. Là một sân bay loại C, các phi công muốn hạ cánh tại Paro phải trải qua chương trình đào tạo chuyên biệt và phải thực hiện việc điều khiển thủ công hoàn toàn, do sân bay không được trang bị radar.

Điều khiến Paro trở nên đặc biệt không chỉ nằm ở kỹ thuật mà còn ở khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Được bao quanh bởi những dãy núi trùng điệp, Paro đòi hỏi phi công phải nắm rõ từng đặc điểm địa hình trong khu vực. Bất kỳ sai lầm nhỏ nào cũng có thể dẫn đến tình huống nguy hiểm, thậm chí là hạ cánh nhầm trên mái nhà của một ngôi làng gần đó. "Chúng tôi phải hiểu rõ địa hình địa phương và đào tạo lộ trình bay kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn," Dorji nói.

Cẩn trọng trước khí hậu thường xuyên thay đổi

Thách thức lớn hơn nữa đến từ điều kiện khí hậu tại Paro. Phi công thường được khuyến khích hạ cánh trước buổi trưa để tránh gió mạnh và các yếu tố thời tiết bất lợi, chẳng hạn như mưa và nhiệt độ cao. Ngoài ra, các chuyến bay đêm hoàn toàn bị cấm tại sân bay này vì thiếu radar hỗ trợ.

Paro cũng đặt ra yêu cầu cao đối với phi công về khả năng đưa ra quyết định. Việc hiểu khi nào không nên bay, hoặc hủy chuyến để đảm bảo an toàn, là một phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo. "Chúng tôi không chỉ dạy cách bay mà còn dạy cách tránh bay khi không an toàn," Dorji giải thích.

Dù vậy, những thay đổi đang diễn ra trong ngành hàng không của Bhutan. Một sân bay mới, Gelephu, dự kiến sẽ được xây dựng ở phía nam đất nước, gần biên giới Ấn Độ. Địa hình tại đây bằng phẳng hơn nhiều, cho phép xây dựng một đường băng dài hơn và thuận tiện hơn cho việc tiếp nhận các máy bay lớn. Khi Gelephu đi vào hoạt động, các chuyến bay thẳng từ Bắc Mỹ, châu Âu, và Trung Đông đến Bhutan có thể trở thành hiện thực, mở ra nhiều cơ hội phát triển du lịch và kinh tế cho quốc gia này.

photo-1736839813318

Mới chỉ có 50 phi công được cấp phép bay

Ngành hàng không của Bhutan tuy còn non trẻ nhưng đang phát triển nhanh chóng. Druk Air, hãng hàng không quốc gia, được thành lập vào năm 1981, muộn hơn nhiều so với các hãng bay kỳ cựu như KLM, Qantas hay Delta Airlines.

Hiện chỉ có khoảng vài chục phi công được cấp phép bay ở Bhutan nhưng quốc gia này đang nỗ lực đào tạo thêm các phi công trẻ từ địa phương thay vì dựa vào nhân sự nước ngoài. Việc tuyển chọn không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà còn yêu cầu khả năng bay an toàn trong mọi điều kiện thời tiết của Bhutan.

Dorji, ngoài vai trò là phi công, còn chịu trách nhiệm đào tạo thế hệ phi công mới cho Druk Air. Ở tuổi U45, anh coi mình là cầu nối giữa thế hệ cũ và mới. "Tôi tin rằng số lượng phi công ở Bhutan có thể tăng gấp đôi trong vài năm tới," anh chia sẻ, đầy tự tin vào tương lai của ngành hàng không tại quốc gia này.

*Nguồn: CNN Travel

Thùy Linh

Đời sống pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM