MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 lời dạy hiệu quả nhất mà tôi học được từ mẹ để luôn có quỹ tiết kiệm, không lo lắng về tiền kể cả khi qua đời

15-05-2024 - 20:22 PM | Lifestyle

Những bài học về tiền của mẹ đã gắn bó với tôi từ thời niên thiếu cho đến tận khi trưởng thành.

* Dưới đây là lời chia sẻ của Anne - Lyse (Cameroon). Cô là một chuyên gia, nhà văn trong lĩnh vực tài chính cá nhân. Ngoài ra, cô còn sở hữu một kênh podcast và Kế toán viên công chứng được cấp phép.

Các nghiên cứu cho thấy hầu hết những thói quen liên quan đến tiền nong của chúng ta đều được hình thành trước cột mốc 9 tuổi. Là mẹ của 3 đứa con, một trong những mục tiêu của tôi là giúp chúng phát triển những thói quen tài chính lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ.

Mong muốn nuôi dạy những đứa trẻ hiểu biết về tài chính đã khiến tôi ngẫm nghĩ lại các bài học về tiền bạc mà tôi học được từ gia đình mình, đặc biệt là từ mẹ - người thân yêu đã qua đời vào tháng Hai.

Trong quá trình trưởng thành của tôi, mẹ không chia sẻ nhiều khái niệm cao siêu về tài chính với tôi. Tuy nhiên, bà luôn có những lời khuyên thiết thực về tiền bạc bằng các ví dụ thực tế. Đồng thời, bà thường nhắc đi nhắc nhắc lại các bài học về tiền bạc cho anh chị em tôi trong suốt nhiều năm.

Với tư cách là chuyên gia tài chính, dưới đây là những bài học về tiền bạc từ mẹ đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi.

1. Luôn có kế hoạch chi tiêu dù thu nhập cao hay thấp

Khi tôi lên 10 tuổi, mẹ đã bắt đầu nói với tôi về tầm quan trọng của lập kế hoạch chi tiêu, sống tiết kiệm và cần để dành ít nhất 20 - 30% từ số tiền kiếm được. Bà cũng khuyên tôi lúc nào cũng nên chuẩn bị sẵn tiền dự phòng, bởi vì luôn có những biến cố ập đến bất ngờ trong cuộc sống.

Mẹ cũng thường chia sẻ về cách bà thực hiện các thói quen chi tiêu tốt, nhờ đó đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống như thế nào. Và ngược lại, nếu tôi không thực hiện những thói quen đó, chúng có thể làm "bào mòn" ví tiền của tôi ra sao.

4 lời dạy hiệu quả nhất mà tôi học được từ mẹ để luôn có quỹ tiết kiệm, không lo lắng về tiền kể cả khi qua đời- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Chẳng hạn năm 13 tuổi, tôi bắt đầu lập kế hoạch chi tiêu đầu đời, đảm bảo rằng bản thân luôn giữ lại 20% tiền tiêu vặt của mình, thay vì có đồng nào thì tiêu sạch đồng nấy. Cũng nhờ đó, lập kế hoạch chi tiêu đã sớm trở thành thói quen, đi cùng với tôi từ giai đoạn thiếu niên cho đến khi trưởng thành. Và giờ đây, khi đã gần 40 tuổi, tôi vẫn thấy đây là "tài sản" lớn nhất mà mẹ đã dạy cho tôi.

2. Đừng tuỳ tiện mua sắm bốc đồng

Mẹ tôi chưa bao giờ mua sắm bất kỳ món hàng có giá trị lớn nào nếu như trước đó, cô không chuẩn bị tiền sẵn để mua chúng. Chẳng hạn như khi chúng tôi đi du lịch thì chắc chắn 3-4 tháng trước, mẹ đã tích luỹ dần tiền bạc cho chuyến đi. Hay có những món đồ nội thất đắt tiền trong nhà, mẹ tôi sẽ không mua bán nếu như không dành mất vài ngày để suy nghĩ về chúng. "Mua sắm bốc đồng" - dường như là 4 từ không bao giờ xuất hiện trong cuộc đời của mẹ tôi.

Tôi nhớ mình từng hỏi mẹ, tại sao mẹ không mua thứ mà bà muốn khi bà đã đủ tiền mua chúng? Mẹ tôi nói, việc có đủ tiền mua một món đồ nào đó không phải là lý do chính đáng để mang chúng về nhà. Thay vào đó, con nên hiểu rõ từng đồng tiền được tiêu ra mang lại giá trị nào cho bản thân, thay vì lãng phí vào khoản các tiêu dùng không được lên kế hoạch trước.

Chứng kiến mẹ mình "nhấc lên đặt xuống" nhiều khoản chi tiêu trong năm tháng ấu thơ đã để lại ấn tượng sân sắc trong tôi. Cũng nhờ thế, tôi học cách mua sắm có chủ đích, chỉ mua đồ khi chúng thực sự mang lại gía trị cho bản thân, thay vì vung tiền cho các mục đích xa vời cuộc sống.

4 lời dạy hiệu quả nhất mà tôi học được từ mẹ để luôn có quỹ tiết kiệm, không lo lắng về tiền kể cả khi qua đời- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

3. Lãi kép là người bạn không thể bỏ qua

Khi đứa cháu đầu tiên của mẹ chào đời, bà đưa tiền cho vợ chồng em trai tôi và yêu cầu chúng mở một tài khoản tiết kiệm, có lãi suất cao đứng tên cháu gái tôi. Bà hy vọng số tiền này sẽ tăng lên theo thời gian và mang lại sự an toàn về mặt tài chính cho đứa trẻ. Nhiều năm trôi qua, mẹ vẫn tiếp tục gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm này.

Đây là thói quen mà mẹ tôi đã làm với những đứa cháu khác khi bà còn sống và khoẻ mạnh. Và giờ đây, tôi mở cả tài khoản tiết kiệm và đầu tư cho con mình với hy vọng, chúng có cơ hội sinh lời tốt hơn nhờ tận dụng sức mạnh của lãi kép tăng dần theo thời gian.

4. Hãy mua bảo hiểm nhân thọ càng sớm càng tốt

Mẹ tôi từng chia sẻ một cách cởi mở rằng bà đã có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - một chủ đề cấm kỵ trong văn hoá Cameroon của chúng tôi. Khi tôi hỏi sâu hơn về chúng, bà nói rằng đó là một công cụ tài chính quan trọng. Bởi chúng sẽ hỗ trợ tài chính một phần nào cho những người thân yêu sau khi bạn qua đời.

Mặc dù mẹ chưa bao giờ khuyên tôi nhất định phải mua bảo hiểm nhân thọ. Nhưng tôi đã học theo mẹ, ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ từ những năm đầu của tuổi 20, nhiều năm trước khi tôi lập gia đình. Cũng nhờ thế, tôi đã giúp các con mình đỡ đần gánh nặng một phần tài chính sau khi tôi qua đời, tương tự như cách mẹ đã làm với chúng tôi.

Nguồn: BI

Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên