MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5 tín hiệu thận đã suy yếu nghiêm trọng: Có 3/5 điều, nội tạng có thể đã "nát bấy", có kêu trời cũng khó mà cứu được

13-01-2022 - 23:31 PM | Sống

5 tín hiệu thận đã suy yếu nghiêm trọng: Có 3/5 điều, nội tạng có thể đã "nát bấy", có kêu trời cũng khó mà cứu được

Bệnh về thận giai đoạn đầu thường tiến triển âm thầm, khi có cơn đau rõ rệt đồng nghĩa với việc bệnh đã trở nặng. Để phát hiện sớm, chúng ta cần theo dõi các dấu hiệu sau trên cơ thể.

Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu và có nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của cơ thể. Nhìn chung, thận có hai chức năng chính. Chức năng cơ bản đầu tiên là “tạo ra nước tiểu”. Thận giống như một bộ lọc máu 24/24 và loại bỏ các chất chuyển hóa, chất thải và các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua quá trình sản xuất nước tiểu. Nhờ vậy, nó điều chỉnh cân bằng nước và điện giải và duy trì cân bằng axit-bazơ trong cơ thể.

Chức năng thứ hai của thận thực chất là chức năng nội tiết. Đây là nơi sản sinh ra một lượng lớn các hormone đặc biệt như renin, erythropoietin, prostaglandin…

Những chức năng này của thận không chỉ đảm bảo sự ổn định của môi trường bên trong cơ thể mà còn cho phép quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường. Có thể thấy thận có ý nghĩa vô cùng lớn đối với sức khỏe con người, một khi bệnh thận xảy ra sẽ ảnh hưởng toàn thân.

5 tín hiệu thận đã suy yếu nghiêm trọng: Có 3/5 điều, nội tạng có thể đã nát bấy, có kêu trời cũng khó mà cứu được - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Hầu hết các bệnh về thận nếu không được điều trị, có thể phát triển thành nhiễm độc niệu. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ngày càng có nhiều bệnh thận do các bệnh chuyển hóa như đái tháo đường, cao huyết áp gây ra, nếu kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp thì có thể giảm khả năng mắc bệnh thận, không phát triển thành nhiễm độc niệu.

Sỏi thận thông thường nếu không được điều trị cũng có nguy cơ trở nặng và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi thận bị yếu, các chất thải và chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng khác. Nếu không điều trị kịp thời, thận có thể sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn hoặc nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới tính mạng.

Do đó, chúng ta cần chú ý theo dõi các dấu hiệu của cơ thể để có thể phát hiện và điều trị sớm, hạn chế rủi ro. Khi thận yếu, cơ thể sẽ có những biểu hiện sau đây:

5 dấu hiệu thận yếu

5 dấu hiệu thận đã suy yếu bao gồm:

1. Luôn mệt mỏi

Thận lọc chất thải từ máu và chuyển chúng ra nước tiểu để đào thải ra ngoài cơ thể. Khi thận không hoạt động bình thường, chất độc sẽ tích tụ lại. Dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là mệt mỏi. 

Bạn có thể cảm thấy cơ thể không có sức, mệt mỏi hoặc khó tập trung. Thận chuyên tạo ra một loại hormone thông báo cho cơ thể để tạo ra các tế bào hồng cầu. Khi chức năng thận bị gián đoạn, việc sản sinh tế bào hồng cầu cũng bị giảm xuống, máu không thể cung cấp đủ oxy đến cơ và não như bình thường.

2. Ngứa da

Vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc thận không thể đào thải chất độc ra ngoài. Khi chất độc ở trong cơ thể quá lâu, nó có thể gây phát ban hoặc khiến bạn ngứa ngáy khắp người. Theo thời gian, thận không cân bằng được các khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể dẫn đến bệnh về xương đồng thời khiến da bạn bị khô và ngứa.

3. Sưng mặt và bàn chân

Khi thận không thể loại bỏ natri, chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể bạn. Đây là nguyên nhân gây ra sưng húp bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc khuôn mặt. Bạn có thể thấy một số bộ phận trên cơ thể sưng tấy, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. 

4. Khó thở

Ở những bệnh nhân có vấn đề về thận, các cơ quan của bạn không tạo đủ hormone gọi là erythropoietin. Như đã nói ở trên, các hormone giảm xuống cũng ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu gây ra thiếu máu và cảm thấy khó thở do không được cung cấp đủ oxy. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh khi nằm xuống có thể cảm thấy như đang bị ngộp.

5. Chán ăn, sụt cân

Bệnh thận có thể gây buồn nôn hoặc nôn mửa và khó chịu trong dạ dày của bạn. Điều đó có thể khiến bạn ít thèm ăn. Điều đó đôi khi có thể dẫn đến giảm cân.

Bên cạnh việc theo dõi sức khỏe, chúng ta cũng nên chủ động tuân thủ những nguyên tắc sau:

1. Khám sức khỏe định kỳ 

2. Kiểm soát huyết áp 

3. Quản lý đường huyết 

4. Ăn uống lành mạnh 

5. Tập thể dục đều đặn 

7. Không lạm dụng thuốc giảm đau

Theo WebMD, Sohu

Thùy Anh - Video: Tuấn Đăng

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên