MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

5000 ký sinh trùng xâm lấn cơ thể cậu bé 7 tuổi chỉ vì 1 thói quen ăn cua sai cách

08-01-2024 - 21:37 PM | Sống

Mới đây, một cậu bé 7 tuổi ở Hồ Nam, Trung Quốc được chẩn đoán có 5000 ký sinh trùng trong cơ thể.

Cơ thể cậu bé 7 tuổi có 5000 ký sinh trùng

Theo Đài truyền hình vệ tinh Hồ Nam, Trung Quốc, một cậu bé 7 tuổi đột nhiên sốt cao 40 độ kèm theo triệu chứng ho, tức ngực, khó thở, thường xuyên đau đầu dữ dội và mất khả năng vận động. Do đó bé trai đã được bố mẹ đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Kết quả chụp X-quang cho thấy cậu bé có hơn 5.000 ký sinh trùng trong cơ thể và chúng đã xâm lấn một số cơ quan trong cơ thể. Bác sĩ Yu Sijing, phó khoa y sinh học, Bệnh viện Nhi đồng tỉnh Hồ Nam cho biết ký sinh trùng tạo thành các lỗ trên não, ngực và bụng, gây tổn thương vĩnh viễn.

Cha mẹ cậu bé cho biết trước đó họ đã đưa con trai đi ăn cua sông sống. Các bác sĩ nghi ngờ cậu bé bị mắc bệnh paragonimzheim (sán lá phổi) sau khi ăn cua nước ngọt chưa nấu chín kỹ.

5000 ký sinh trùng xâm lấn cơ thể cậu bé 7 tuổi chỉ vì 1 thói quen ăn cua sai cách - Ảnh 1.

5000 ký sinh trùng xâm lấn cơ thể cậu bé 7 tuổi chỉ vì 1 thói quen ăn cua sai cách - Ảnh 2.

5000 ký sinh trùng xâm lấn cơ thể cậu bé 7 tuổi chỉ vì 1 thói quen ăn cua sai cách - Ảnh 3.

Kết quả chụp X-quang cho thấy cậu bé có hơn 5.000 ký sinh trùng trong cơ thể. (Ảnh: Truyền hình vệ tinh Hồ Nam, Trung Quốc)

Theo thông tin từ Bộ Y tế Hồng Kông (Trung Quốc), Paragonimzheim hay còn gọi là Paragonimus Guarderi, là bệnh do một loại giun sán có tên Paragonimus gây ra. Chúng chủ yếu ký sinh trong các loại tôm, cua nước ngọt.

Khi ăn tôm hoặc cua nước ngọt chưa được nấu chín kỹ, chẳng hạn như cua ngâm rượu (một món ăn đặc trưng của người Trung Quốc), mọi người có thể bị nhiễm bệnh paragonimzheim. Ấu trùng sẽ đi theo đường tiêu hóa tiến vào cơ thể và ký sinh ở phổi, sinh sôi và phát triển thành sán lá phổi.

Ngoài tôm, cua nước ngọt, chuyên gia Man Ka-man, giám đốc dự án nghiên cứu thực phẩm của Trung tâm Đổi mới, Công nghệ và An toàn Thực phẩm Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết cá cũng là một trong những thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm sán nếu môi trường sinh sống của nó ở nguồn nước bẩn.

5000 ký sinh trùng xâm lấn cơ thể cậu bé 7 tuổi chỉ vì 1 thói quen ăn cua sai cách - Ảnh 4.

Ăn các loại tôm, cua, cá nước ngọt chưa được nấu chín kỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm sán. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), sán trưởng thành sẽ sống trong phổi gây bệnh phổi. Sau 2-15 ngày nhiễm sán, cơ thể có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu như tiêu chảy, đau bụng, đau tức ngực và mệt mỏi.

Khi sán ký sinh lên não, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sốt, đau đầu, nôn mửa, nhìn đôi hoặc co giật. mọi người có thể bị sốt. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như ho khan, ho có đờm kèm máu.

Bác sĩ Wu Hao, bác sĩ chuyên khoa gan và tiêu hóa tại Hồng Kông (Trung Quốc) cho biết khi nhiễm ký sinh trùng, khả năng cơ thể tự phục hồi thường rất thấp. Ký sinh trùng sẽ tiếp tục sinh sản trứng và ấu trùng, sau đó chúng sẽ xâm chiếm các cơ quan khác nhau trong cơ thể và gây ảnh hưởng tới chức năng của từng cơ quan.

Do đó, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, mọi người nên đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

5000 ký sinh trùng xâm lấn cơ thể cậu bé 7 tuổi chỉ vì 1 thói quen ăn cua sai cách - Ảnh 5.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, mọi người nên đến bệnh viện để kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. (Ảnh minh họa)

Để phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán, Bộ Y tế Hồng Kông (Trung Quốc) khuyến cáo mọi người nên:

- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các loại thủy hải sản tái hoặc sống.

- Chọn mua các loại thủy hải sản có nguồn gốc rõ ràng, được bảo quản đúng cách.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi chế biến món ăn.

Theo Mộc Miên

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên