MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bài học thực tế từ phương pháp tiếp cận Covid-19 của Thụy Điển

20-11-2020 - 10:55 AM | Tài chính quốc tế

ài học từ chính sách mới của Thụy Điển không phải là theo đuổi một cách bảo thủ chủ nghĩa tự do, mà là chính phủ cân nhắc những thứ phải đánh đổi khi áp dụng những lệnh hạn chế.

Thụy Điển — quốc gia với 10,3 triệu dân - đã trở thành một ví dụ được trích dẫn rất nhiều trong các cuộc tranh luận về cách đối phó với Covid-19. Những người Thụy Điển yêu tự do được cho là đang theo đuổi một chiến lược chống dịch không khẩu trang và không có phong tỏa, tin rằng sẽ tạo ra khả năng miễn dịch cộng đồng mà không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Người ta nói, thành công của Thụy Điển là một đòn giáng trực tiếp lên những người bên kia chiến tuyến chỉ thích phong toả mọi thứ.

Bài học thực tế từ phương pháp tiếp cận Covid-19 của Thụy Điển - Ảnh 1.

Nguồn: The New York Times

Người hâm mộ Thụy Điển đã đúng khi nói rằng, trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, chính phủ đã có những động thái nhẹ nhàng. Mặc dù chính phủ đã cấm tụ tập thành các nhóm lớn và đưa ra nhiều lời khuyên về sức khỏe, nhưng lại từ chối lệnh đóng cửa. Và đó đã không hẳn là một cách tiếp cận đặc biệt thành công. Thụy Điển có tỷ lệ tử vong khoảng 60 trên 100.000 người, gấp mười lần so với Phần Lan và Na Uy, những quốc gia đã chấp nhận tự giam mình.

Sự tự do thái quá của người Thụy Điển đã thật sự ảnh hưởng đến nền kinh tế, mặc dù phần lớn trường hợp tử vong rơi vào đối tượng người cao tuổi ngoài độ tuổi lao động. Chỉ riêng sản lượng trong quý II đã giảm 8,3% - cũng kém hơn tương đối so với các nước Bắc Âu khác. Việc phải chăm sóc quá nhiều người nhiễm bệnh cùng lúc cũng gây hại cho nền kinh tế.

Bài học thực tế từ phương pháp tiếp cận Covid-19 của Thụy Điển - Ảnh 2.

Số ca nhiễm bệnh ở Stockholm Nguồn: The Economist

Nhưng một điều đáng mừng là, không giống như Anh, Pháp và Tây Ban Nha, Thụy Điển chưa từng phải đối diện với "​​làn sóng thứ hai". Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta có bỏ qua thực tế là các ca nhiễm bệnh ở Stockholm tăng gần gấp 4 lần trong tháng 9 (về mặt tuyệt đối con số vẫn còn khá thấp), chiến lược mới của Thụy Điển cho giai đoạn hai quy về với Đức.

Trái ngược với một số tuyên bố, chiến lược mới không tập trung vào khả năng miễn dịch tập thể - Thụy Điển vẫn có một số lượng lớn những người dễ mắc bệnh. Thay vào đó, là việc đòi hỏi phải nhanh chóng xét nghiệm trên diện rộng và truy tìm tiếp xúc (contact tracing) để xác định và ngăn chặn sớm các đợt bùng phát. Điều này đi kèm với một thông điệp rõ ràng, nhất quán, bền vững vì nó mang lại cho mọi người quyền tự chủ. Đó là những nền tảng của chiến lược chống covid-19 đã thành công ở khắp mọi nơi.

Bài học từ chính sách mới của Thụy Điển không phải là theo đuổi một cách bảo thủ chủ nghĩa tự do, mà là chính phủ cân nhắc những thứ phải đánh đổi khi áp dụng những lệnh hạn chế. Ví dụ, khi ai đó có kết quả xét nghiệm dương tính, toàn bộ gia đình của họ phải được cách ly, nhưng học sinh sẽ được miễn, bởi vì theo chính phủ tính toán, lợi ích thu được từ việc cách ly sẽ không bù đắp được những tác hại lâu dài đối với việc học tập của học sinh. Tương tự, việc cách ly chỉ giới hạn từ năm đến bảy ngày so với tiêu chuẩn hai tuần ở những nơi khác. Nguy cơ lây lan covid-19 trong tuần thứ hai khi đó nhỏ hơn và sẽ giảm dần, nhưng tác hại đối với sức khỏe tâm thần của việc cách ly dài ngày lại vô cùng lớn.

Thụy Điển là một xã hội có niềm tin lớn, nơi mọi người đều tuân theo các quy tắc. Tuy nhiên, cách tiếp cận của quốc gia dựa trên ý tưởng rằng, vì covid-19 sẽ ở đây trong một thời gian dài, nếu có quá nhiều yêu cầu đòi hỏi, người dân sẽ bất tuân thủ và do đó dịch bệnh có thể lây lan nghiêm trọng hơn. Các xã hội có niềm tin thấp có thể cần được thiết lập cán cân cân bằng mới giữa ép buộc cưỡng chế và tự kiểm soát, nhưng đâu đó họ cũng cần các quy tắc lâu dài, bền vững.

Và khẩu trang? Người yêu Thụy Điển lấy đám đông không đeo khẩu trang ở Stockholm như một bằng chứng về sự tự do của người dân. Nhưng đó không phải là cơ sở cho chính sách của Thụy Điển. Các chuyên gia chính phủ lập luận rằng bằng chứng cho thấy khẩu trang là hiệu quả còn yếu và các biện pháp khác của họ có hiệu quả. Về điều này, Thụy Điển đang lạc hậu so với các nước khác. Nếu bệnh tái phát tại đây, điều đó có thể sẽ thay đổi.

Tuy nhiên xét cho cùng, chính sách của quốc gia này dựa trên những bằng chứng và chủ nghĩa thực dụng, không phải nguyên tắc mù quáng.

Tham khảo The Economist

Mỹ Linh

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên