MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bị hỏi vương quốc có bao nhiêu con chim, tể tướng đưa ra đáp án kinh ngạc, vua gật gù đồng tình

06-11-2020 - 21:51 PM | Sống

Bạn sẽ trả lời ra sao cho một câu hỏi tưởng như không thể có đáp án này?

Câu chuyện thứ nhất: Ứng biến bằng trí thông minh

Akbar Đại đế là vị vua thứ ba của nhà Mogul trong lịch sử Ấn Độ, ngồi trên ngai vàng từ năm 1556 đến năm 1605, hầu như tương đương với triều đại Elizabeth I của Anh. Ông được xem là người tượng trưng cho thời kì hoàng kim của triều đại Mogul, và cũng có thể là của toàn bộ lịch sử Ấn Độ thời kỳ cận đại.

Những câu chuyện xung quanh vị vua này cùng tể tướng Birbal - một vị tể tướng thông minh, cánh tay phải đắc lực giúp ông đưa ra những quyết sách trị vì cũng được nhiều người biết tới và yêu thích.

Một hôm, Akbar đại đế đi dạo cùng tể tướng Birbal trong một khu vườn của hoàng cung. Đó là một buổi sáng mùa hè đẹp trời, mát mẻ với những tia nắng nhảy nhót trên bờ hồ. Ngước nhìn lên trời, vị hoàng đế nhìn thấy một đàn quạ đang bay qua.

 Bị hỏi vương quốc có bao nhiêu con chim, tể tướng đưa ra đáp án kinh ngạc, vua gật gù đồng tình - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Bất chợt, vua Akbar chợt lóe lên một ý nghĩ trong đầu, băn khoăn không biết ở vương quốc của ông có bao nhiêu con quạ. Không thể tự đưa ra đáp án, lại có tể tướng Birbal đang đi dạo cùng với mình, vua Akbar liền hỏi: "Khanh nghĩ ở vương quốc của chúng ta có bao nhiêu con chim quạ như thế?". 

Sau khi suy nghĩ một hồi, Akbar đưa ra câu trả lời quả quyết: "Trên trời có chín mươi lăm nghìn bốn trăm sáu mươi ba con quạ, thưa bệ hạ". 

Kinh ngạc vì tể tướng Birbal có thể đưa ra một con số chính xác tới vậy, song vua Akbar cũng chột dạ hỏi lại: "Nếu số quạ nhiều con số mà ngươi nói thì sao?".

Tể tướng Birbal bình tĩnh trả lời: "Thưa bệ hạ, nếu nhiều hơn thì chứng tỏ một số con quạ ở nước láng giềng bay sang chơi cùng với chúng". 

"Còn nếu số quạ ít hơn con số mà ngươi nói thì sẽ thế nào?", vua Akbar lại tiếp tục chất vấn tể tướng Birbal.

"Thưa bệ hạ, nếu là thế thì có thể một số con quạ trong vương quốc của chúng ta đã bay đi đến các nơi khác mà thôi", tể tướng Birbal đưa ra cách giải thích tương tự.

Akbar đại đế không biết phản biện ra sao nữa, đành gật đầu đồng tình.

Lời bàn: Sự bình tĩnh và khả năng tư duy linh hoạt sẽ giúp bạn đối phó với những vấn đề tưởng như là không thể giải quyết được. Do đó, trong bất cứ tình huống nào, đừng bao giờ bỏ cuộc mà hãy đào sâu suy nghĩ và vận dụng tư duy logic để ứng biến.

Câu chuyện thứ hai: Ai là người thông thái nhất?

Socrates, nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp muốn biết ai là người thông thái nhất thành Athens. Vì vậy, ông mới hỏi nữ tiên tri đền Apollo là Delphi. Delphi đáp: "Chính là ngài chứ ai?". 

"Không thể nào", Socrates đáp lại, "Vì ta ý thức được là mình chẳng biết được bao nhiêu".  

"Đó chính là lý do ngài là người thông thái nhất", Delphi mỉm cười trả lời.

 Bị hỏi vương quốc có bao nhiêu con chim, tể tướng đưa ra đáp án kinh ngạc, vua gật gù đồng tình - Ảnh 2.

Lời bàn: Không ai có thể biết hết được mọi tri thức trên đời. Người thông thái nhất chính là người biết mình, biết ta, hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và không bao giờ đem những gì mình biết ra khoe khoang.

Câu chuyện thứ ba: Ba người bạn đãng trí

Có 3 người bạn già đang ngồi đánh bài với nhau, vừa trò chuyện vừa than phiền với nhau về những vấn đề của tuổi già.

Một người nói: "Có khi tôi cầm cái lọ mayonnaise trong tay, đứng trước tủ lạnh và chẳng thể nhớ được là tôi cần cất nó đi, hay bắt đầu đi làm một cái sandwich nữa. Chán thật". 

 Bị hỏi vương quốc có bao nhiêu con chim, tể tướng đưa ra đáp án kinh ngạc, vua gật gù đồng tình - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Một người nữa gật gù đồng ý, tiếp lời: "Tôi cũng thế. Tôi thường hay đứng ở đầu cầu thang, không biết là mình cần đi lên hay đi xuống nữa cơ. Tôi lo lắng quá. Cứ thế này không biết tôi sẽ sống ra sao". 

Nghe thấy vậy, người thứ ba vừa đánh ra một quân bài, vừa đáp lại: "May quá, tôi lại chẳng gặp phải mấy cái vấn đề đó". 

Vừa nói xong, người này vô tình đập tay lên bàn, sau đó quay sang 2 người bạn và bảo: "À, chắc có người gọi cửa, để tôi ra mở". 

Lời bàn: Theo tuổi tác, theo năm tháng, chúng ta có lẽ rồi đều sẽ lãng quên tất cả mọi thứ. Đó là một quy luật mà ai cũng nên chấp nhận, không quá buồn phiền, không quá quan trọng. Dù có thế nào, hãy tận hưởng cuộc sống theo cách của mình, bạn sẽ là người hài lòng nhất với cuộc sống.

Theo Moral Stories & Philipchircop.wordpress.com


Theo Thanh Hương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên