Cập nhật lúc

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý 3/2020 của các doanh nghiệp lớn

Viettel Global lãi 1.090 tỷ quý 3 (+188%) | CII lãi 188 tỷ (-82%) | PVS lãi 284 tỷ (+104%) | Habeco lãi 403 tỷ (+95%)...

Tổng hợp nhanh kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp lớn trên sàn chứng khoán.

 diễn biến
  • 16:22:00 30-10-2020

    Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố kết quả kinh doanh

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 1.

    Sắp xếp theo nhóm ngành:

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 16:20:00 30-10-2020

    Vietjet ghi nhận kết quả quý 3 tích cực

    Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính Quý 3/2020, ghi nhận doanh thu từ dịch vụ vận tải hàng không tăng so với quý 2/2020, bất chấp đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ hai tại Việt Nam. Với hoạt động chính là vận tải hàng không bị tác động lớn bởi dịch Covid-19, báo cáo tài chính ghi nhận doanh thu dịch vụ vận tải hàng không 2.802 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 926 tỷ đồng.

    Kết quả hợp nhất Quý 3 cũng ghi nhận doanh thu đạt 2.809 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lỗ 971 tỷ đồng. Theo đánh giá, đây là mức tích cực hơn kế hoạch và rất khả quan so với các hãng hàng không trong nước và trên thế giới.

    Tổng tài sản hơn 45.269 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 16.329 tỉ đồng. Tiền và tương đương tiền là 2.299 tỷ đồng. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức tốt 1,14 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ có 0,74 lần.

    Tỉ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy, Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch huy động vốn trung dài hạn với chi phí thấp để tăng cường nội lực tài chính. Bên cạnh đó, dòng tiền có sự cải thiện tích cực nhờ khôi phục hoàn toàn các đường bay nội địa.

    Kết quả hoạt động quý 3, Vietjet đã khai thác được 15 nghìn chuyến bay an toàn, phục vụ hơn 3 triệu lượt khách tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó, hãng cũng thực hiện các chuyến bay quốc tế, đưa 7.440 công dân Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Brunei, Philippines… hồi hương, tuân thủ nghiêm các quy định của Bộ Y tế và nhà chức trách hàng không. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam và một số nước đang được kiểm soát tốt, Vietjet khẩn trương mở lại mạng bay quốc tế đến Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc (Đài Loan)… 

    Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm, khi tình trạng quá tải các sân giảm bớt, tỉ lệ số chuyến bay đúng giờ của Vietjet đạt 91%, độ tin cậy kỹ thuật đạt tới 99,64% Vietjet tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mang lại giá trị mới cho hành khách cùng nhiều chương trình khuyến mãi. Ngoài hạng vé Skyboss và Eco, Vietjet đã công bố hạng vé mới Deluxe với các dịch vụ đi kèm khác biệt được thiết kế riêng cho các phân khúc khách hàng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của hành khách, tăng nguồn thu dịch vụ ngoài giá vé. Vietjet tiếp tục mở ra các giải pháp kinh doanh mới như tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để giảm chi phí vận hành, tăng nguồn thu dịch vụ phụ trợ tại sân bay, kiểm soát tốt hơn chất lượng dịch vụ khách hàng. Vietjet đang tiếp tục triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, tiếp tục đàm phán với các nhà cung cấp, trong đó giảm chi phí hoạt động thuê tàu bay, chi phí bảo trì bảo dưỡng và tối ưu các chi phí khai thác theo giờ bay, với bình quân chi phí hoạt động giảm từ 50% tới 70%. Vietjet cũng đang nộp hồ sơ tại Ngân hàng Nhà nước xin cấp phép ví điện tử, đồng thời triển khai chương trình khách hàng thân thiết.

    Sự hỗ trợ của Chính phủ cũng đã góp phần giảm áp lực cho các hãng hàng không. Theo Thông tư 19/2020/TT-BGTVT ngày 1/9/2020, các hãng hàng không được giảm 50% chi phí hạ cất cánh, phục vụ mặt đất và điều hành bay, giúp các hãng tiết kiệm chi phí. Khả năng Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ giảm thuế môi trường nhiên liệu bay và giảm phí phục vụ mặt đất, hạ cất cánh kéo dài đến hết năm 2021 và thực hiện chương trình cho vay ưu đãi. So với tình hình chung trong đại dịch Covid-19, hoạt động của Vietjet trong quý 3/2020 được xem là một trong những điểm sáng tích cực trên bản đồ hàng không toàn cầu. Báo cáo tài chính quý 3 của nhiều hãng trên thế giới cho thấy đều có sự giảm sút lớn.

    Các chuyên gia nhận định quý 3 là mức đáy trước khi ngành hàng không sẽ bắt đầu hồi phục từ quý 4 năm nay. Cụ thể, American Airlines (Mỹ) ghi nhận doanh thu quý 3 là 3,2 tỷ USD, giảm 73% so với cùng kỳ. Hãng Southwest (Mỹ) ghi nhận doanh thu quý 3 là 1,8 tỷ USD, giảm 68,2% so với cùng kỳ năm trước. Hãng British Airways (Anh) cho biết đã cắt giảm một lượng lớn các chuyến bay và đóng băng hầu hết các hoạt động khai thác.

    Trong khi đó, thị trường nội địa Việt nam đã trở lại hoàn toàn và với việc chuẩn bị tốt mọi nguồn lực, bên cạnh năng lực tổ chức kinh doanh tốt mô hình hàng không chi phí thấp, Vietjet được nhận định sẽ tiếp tục trụ vững, khôi phục và bật tăng trở lại khi các chuyến bay quốc tế phục hồi.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 16:19:00 30-10-2020

    Vietnam Airlines (HVN): 9 tháng lỗ ròng 10.471 tỷ đồng, giảm gần 4.000 tỷ tiền mặt tiền gửi và vay ngắn hạn thêm 6.000 tỷ đồng

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 1.
    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 16:17:00 30-10-2020

    ACV báo lãi trở lại sau quý 2 thua lỗ, công lớn thuộc về lãi tiền gửi

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 16:16:00 30-10-2020

    Petrolimex: Lãi trước thuế hợp nhất quý 3 hơn 1.100 tỷ, luỹ kế 9 tháng bù được hết lỗ nửa đầu năm

     lợi nhuận trước thuế quý 3 của PLX đạt 1.114 tỷ đồng, giảm 5,3%, luỹ kế 9 tháng lãi 193 tỷ đồng, bù được hết lỗ đầu năm.

    Lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 3 đạt 921 tỷ, luỹ kế 9 tháng đạt 229 tỷ, giảm 93,7% cùng kỳ năm trước.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 1.

    Kết quả kinh doanh hợp nhất của PLX

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:58:00 30-10-2020

    Habeco: Lợi nhuận quý 3 tăng gấp đôi

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Habeco, CII, Viettel Global, PVS, QNS, Becamex... - Ảnh 1.
    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Habeco, CII, Viettel Global, PVS, QNS, Becamex... - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:56:00 30-10-2020

    PVS lãi ròng 196 tỷ đồng trong quý 3, gấp 3,2 lần cùng kỳ 2019

    Lũy kế 9 tháng, PVS đạt 890 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 4%. Đây là con số tích cực hơn so với báo cáo ước tính trước đó của PVS (ước lãi trước thuế 800 tỷ đồng). Năm 2020, PVS đặt kế hoạch lãi trước thuế 800 tỷ đồng và với kết quả đặt được sau 9 tháng, công ty đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Habeco, CII, Viettel Global, PVS, QNS, Becamex... - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:54:00 30-10-2020

    Viettel Global: LNTT quý 3 tăng 188% lên 1.090 tỷ đồng


    Viettel Global (Upcom: VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020. Quý vừa qua là một trong những quý ghi nhận hoạt động kinh doanh cốt lõi khởi sắc nhất trong nhiều năm trở lại đây.

    Cụ thể doanh thu thuần tăng trưởng 26% so với cùng kỳ năm trước, từ 4.531 tỷ lên 5.726 tỷ đồng. Cả lãi gộp – đạt 2.392 tỷ đồng cũng như tỷ suất lãi gộp trên doanh thu - đạt 41,8% đều là mức cao nhất từ trước đến nay. Đây là kết quả rất đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu và tăng trưởng của ngành viễn thông thế giới đang đi ngang, ở nhiều quốc gia còn suy giảm.

    Lợi nhuận trước thuế tăng 188%, từ 378 tỷ lên 1.090 tỷ đồng. Đây là quý thứ 2 kể từ đầu năm Viettel Global đạt lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng vọt từ 59 tỷ lên 876 tỷ đồng.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Habeco, CII, Viettel Global, PVS, QNS, Becamex... - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:52:00 30-10-2020

    Becamex (BCM): Quý 3 lãi 631 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ

    Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex, mã CK: BCM) đã công bố BCTC quý 3/2020 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2020.

    Theo đó riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 1.553,6 tỷ đồng tăng 11,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp đạt gần 726 tỷ đồng tăng 15,4% so với quý 3/2019. Sau khi trừ các khoản chi phí BCM lãi sau thuế 631 tỷ đồng tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái trong đó LNST công ty mẹ đạt gần 586 tỷ đồng tương đương EPS đạt 554 đồng.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Habeco, CII, Viettel Global, PVS, QNS, Becamex... - Ảnh 1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:34:00 30-10-2020

    Cập nhật ngày 30/10: Habeco, CII, Viettel Global, PVS, QNS, Becamex...

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 1.
    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 2.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:04:00 30-10-2020

    Hoa Sen (HSG): Lãi ròng quý 4 tăng thêm 50 tỷ so với ước tính

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Vingroup, FRT, Sabeco, KDH, BIDV, SHB... - Ảnh 1.
    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Vingroup, FRT, Sabeco, KDH, BIDV, SHB... - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:02:00 30-10-2020

    Thế giới Di động (MWG): Bán đồng hồ, rau xanh thịt cá... đột biến kéo lợi nhuận 9 tháng tăng trưởng trở lại, đạt 2.978 tỷ đồng

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật HSG, Thế giới Di động, PV OIL - Ảnh 1.
    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật HSG, Thế giới Di động, PV OIL - Ảnh 2.

    CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) vừa công bố chỉ tiêu kinh doanh 9 tháng đầu năm, với doanh thu thuần hợp nhất 81.352 tỷ đồng (tăng 6%), lợi nhuận sau thuế là 2.978 tỷ đồng (tăng 0,05%). Như vậy, từ sau khi dịch Covid bùng phát tại Việt Nam vào tháng 3 đến nay, đây là lần đầu tiên MWG ghi nhận mức tăng trưởng LNST lũy kế dương so với cùng kỳ năm 2019. Với kết quả này, Công ty đã thực hiện 74% kế hoạch doanh thu và 86% kế hoạch LNST cả năm 2020.

    Biên lợi nhuận gộp luỹ kế MWG cải thiện lên 21,7% (tăng 3,3% so với mức 18,4% cùng kỳ năm trước) nhờ sự đóng góp tích cực của hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là thực phẩm và FMCGs.

    Theo ngành hàng, lũy kế doanh thu 9 tháng đầu năm 2020:

    (1) Nhóm điện lạnh và gia dụng tiếp tục tăng trưởng dương.

    (2) Máy tính xách tay mang về hơn 2.500 tỷ đồng, tăng trưởng 44% so với 9 tháng 2019.

    (3) Đồng hồ các loại ghi nhận tổng doanh số hơn 1.050 tỷ đồng (gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước), từ hơn 750.000 sản phẩm bán ra.

    (4) Riêng ngành điện thoại di động tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu lũy kế âm.

    (5) Cuối cùng thực phẩm và FMCGs tăng 112%.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật HSG, Thế giới Di động, PV OIL - Ảnh 3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 03:02:00 30-10-2020

    PV OIL: Quý 3 lỗ ròng 24 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lỗ 265 tỷ


    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Vingroup, FRT, Sabeco, KDH, BIDV, SHB... - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 14:23:00 29-10-2020

    Vingroup lãi trước thuế 3.607 tỷ đồng trong quý 3

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Vingroup, FRT, Sabeco, KDH, BIDV, SHB... - Ảnh 1.

    Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2020 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

    Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý 3 đạt 35.914 tỷ đồng – tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do quý 3.2020 tập trung bàn giao nhiều tại ba Đại dự án Vinhomes và doanh thu hoạt động sản xuất tăng mạnh nhờ doanh số bán xe và điện thoại tăng trưởng tốt. Nếu loại doanh thu lĩnh vực bán lẻ trong quý 3 năm 2019, doanh thu quý 3 năm 2020 tăng mạnh 51% so với cùng kỳ.

    Lợi nhuận trước thuế trong quý 3 năm 2020 đạt 3.609 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 1.436 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm trước.

    Tại ngày 30 tháng 09 năm 2020, tổng tài sản Vingroup đạt 430.011 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 124.552 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,5% và 3,3% so với cuối năm 2019.

    Doanh thu bán bất động sản trong quý 3 năm 2020 đạt 25.958 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm trước nhờ ba Đại dự án Vinhomes đi vào giai đoạn bàn giao lớn.

    Doanh thu từ cho thuê bất động sản đầu tư và các dịch vụ liên quan trong quý 3 năm 2020 đạt 1.786 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước do các gói hỗ trợ giảm tiền thuê cho khách thuê gặp khó khăn do Covid-19. Tuy nhiên, doanh thu trong kỳ có sự cải thiện, tăng 31% so với quý 2 năm 2020.

    Doanh thu từ hoạt động du lịch và vui chơi giải trí trong quý 3 năm 2020 đạt 1.206 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đã có sự cải thiện rõ rệt nhờ phục hồi mạnh hậu dịch Covid-19, tăng 50% so với quý 2 năm 2020.

    Doanh thu từ hoạt động sản xuất trong kỳ đạt 4.768 tỷ đồng, tăng 125% so với cùng kỳ năm trước.

    Trong quý 3, Vinhomes tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với 2,400 căn hộ thuộc phân khu The Origami – Đại đô thị Vinhomes Grand Park được đặt mua chỉ trong ba ngày, thiết lập kỷ lục bán hàng mới tại thị trường bất động sản Thành phồ Hồ Chí Minh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 10:01:00 29-10-2020

    Sabeco: Lãi ròng quý 3 tương đương cùng kỳ

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: BIDV, SHB, Viettel Construction, PVD... - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:59:00 29-10-2020

    Lợi nhuận trước thuế quý 3 của SHB tăng 35%, BIDV tăng 17%

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: BIDV, SHB, Viettel Construction, PVD... - Ảnh 1.

    BIDV:

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: BIDV, SHB, Viettel Construction, PVD... - Ảnh 2.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 08:09:00 29-10-2020

    Các doanh nghiệp phân phối sản phẩm công nghệ tăng trưởng cao

    Trong nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực công nghệ - viễn thông:

    + Lợi nhuận trước thuế của cả FPT và CMC Group đều tăng trưởng khá khiêm tốn trong quý vừa qua, đạt lần lượt là 1% và 2%. CTIN duy trì đà tăng trưởng cao khi tăng 35% trong quý và lũy kế 9 tháng tăng 80%.

    + FPT Telecom tăng 14% từ 460 tỷ lên 524 tỷ đồng.

    + Hai công ty chuyên về phân phối sản phẩm công nghệ là Digiworld và PSD cũng đạt được tốc độ tăng trưởng cao, lần lượt là 50% và 25%. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của Digiworld tăng 52% lên 218 tỷ đồng.

    Kết quả kinh doanh quý 3 đến sáng 29/10 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:21:00 29-10-2020

    Tổng hợp lợi nhuận một số doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, vật liệu xây dựng

    Kết quả kinh doanh quý 3 đến sáng 29/10 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:19:00 29-10-2020

    Tổng hợp lợi nhuận một số ngân hàng

    Kết quả kinh doanh quý 3: Hàng trăm doanh nghiệp đồng loạt công bố báo cáo chiều tối 30/10 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 04:13:00 29-10-2020

    "Hưởng lợi" từ công ty con Mộc Châu Milk, Vilico (VLC) báo lãi 105 tỷ đồng quý 3, hơn gấp đôi cùng kỳ

    Kết quả kinh doanh quý 3 đến sáng 29/10 - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:21:00 28-10-2020

    VietinBank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm hơn 10.300 tỷ đồng

    Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank – CTG) vừa công bố BCTC Hợp nhất quý 3/2020.

    Trong quý 3/2020, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm 7% so với cùng kỳ xuống mức 2.904 tỷ đồng, chủ yếu do ngân hàng tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro. Chi phí dự phòng trong quý 3 tăng tới 38,7% lên 4.858 tỷ đồng, chiếm tới 62,6% lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của nhà băng này.

    Trong quý 3/2020, tổng thu nhập hoạt động của VietinBank tăng 11% đạt 11.510 tỷ đồng, trong khi chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, không tăng mà chỉ tương đương với mức cùng kỳ với 3.749 tỷ đồng.

    Xem thêm:


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 13:17:00 28-10-2020

    VinHomes: Lãi ròng 9 tháng tăng 7% lên hơn 16.300 tỷ đồng

    Công ty Cổ phần Vinhomes (mã chứng khoán "VHM") đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2020 theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

    Tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 49.378 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu do công ty bước vào thời kỳ bàn giao lớn với các sản phẩm bàn giao chủ yếu của 4 dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Grand Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Marina. Tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi ghi nhận trong 9 tháng đầu năm 2020, bao gồm doanh thu từ các hoạt động của Vinhomes, các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và hoạt động chuyển nhượng dự án được ghi nhận như một khoản thu nhập tài chính, đạt 62.565 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2019. 

    Tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 22.199 tỷ đồng và lợi nhuận kế toán sau thuế của công ty mẹ đạt 16.337 tỷ đồng, tăng lần lượt 6% và 7% so với cùng kỳ năm 2019.  Tổng lợi nhuận kế toán hợp nhất trước thuế ghi nhận trong Quý 3 năm 2020 đạt 7.502 tỷ đồng, tăng 64% so với Quý 2 năm 2020 nhờ khối lượng bàn giao tăng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) trong 9 tháng đầu năm 2020 đạt 4.966 đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2019.

    Tại ngày 30 tháng 09 năm 2020, tổng tài sản Vinhomes đạt 220.509 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 78.778 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 22% so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2019.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật VinHomes, Vincom Retail, Vietinbank... - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:04:00 28-10-2020

    Cập nhật: VinHomes, Vincom Retail, Vietinbank, Đạm Cà Mau...

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật Vincom Retail, Vietinbank, Đạm Cà Mau... - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 11:00:00 28-10-2020

    Vincom Retail: Lợi nhuận quý 3 cải thiện so với quý 2

    Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã chứng khoán VRE) công bố Báo cáo tài chính hợp nhất Quý III năm 2020 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

    Trong Quý III năm 2020, kết quả kinh doanh của Công ty bắt đầu có nhiều dấu hiệu tích cực so với hai quý đầu năm nhờ dịch bệnh được kiểm soát tốt và tình hình kinh doanh của khách đi vào ổn định trở lại.

    Cụ thể, tổng doanh thu thuần hợp nhất trong Quý III đạt 1.760 tỷ đồng, tương đương 80% cùng kỳ năm 2019, tăng 8% so với quý trước. Doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và cung cấp các dịch vụ liên quan đạt 1.608 tỷ đồng, bằng 89% cùng kỳ năm 2019 và tăng 23% so với quý trước. Lợi nhuận sau thuế Quý III của Công ty đạt 572 tỷ đồng, bằng 80% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng tăng 67% so với quý trước.

    Trong Quý III năm 2020, Công ty tiếp tục giải ngân thêm gói hỗ trợ 145 tỷ đồng đồng hành cùng khách thuê trong giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh. Trước đó, gói hỗ trợ 675 tỷ cũng đã giải ngân trong sáu tháng đầu năm.

    Tính đến hết ngày 30 tháng 09 năm 2020, Vincom Retail đang vận hành 79 TTTM hoạt động tại 43 tỉnh và thành phố trên toàn quốc, với tổng diện tích sàn bán lẻ đạt khoảng 1,6 triệu m2.

    Kết quả kinh doanh quý 3: Cập nhật VinHomes, Vincom Retail, Vietinbank... - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 01:44:00 28-10-2020

    Nhiều doanh nghiệp nhựa tiếp tục hưởng lợi từ giá nguyên vật liệu giảm trong quý III

    Ngành nhựa Việt Nam thu hút nhiều nhà sản xuất mới trong giai đoạn 2015-2018 khiến cho tổng công suất vượt 1,8 đến 2 lần nhu cầu thị trường, dẫn đến cuộc chiến về giá tranh giành thị phần. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lớn như Nhựa Bình Minh, Nhựa Đông Á, Nhựa Tân Tiến… lợi nhuận giảm hoặc chững lại 3 năm gần đây.

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: Hàng loạt doanh nghiệp lớn vẫn tăng trưởng cao - Ảnh 1.

    Đơn vị: tỷ đồng

    Bước sang năm 2020, dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều lĩnh vực kinh doanh lao đao. Tuy nhiên do biên lợi nhuận thấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất được hưởng lợi bởi giá nguyên liệu đầu vào thấp thúc đẩy lợi nhuận. Tính đến quý III, nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn còn được hưởng lợi lớn từ đà giảm của giá nguyên liệu.


     

    Xem thêm: 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 23:07:00 27-10-2020

    Những doanh nghiệp đầu tiên báo lỗ lớn trong quý 3

    Đầu tiên phải kể đến ông lớn ngành hàng không Vietnam Airlines, hiện doanh nghiệp này chưa công bố BCTC quý 3 tuy nhiên tại cuộc gặp mặt báo chí, lãnh đạo doanh nghiệp đã tiết lộ doanh thu 9 tháng của Vietnam Airlines Group (bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, mã CK: HVN) đạt 23.948 tỷ đồng, giảm 58,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 9 tháng, hãng thực hiện 46.700 chuyến bay, vận chuyển gần 11,9 triệu lượt hành khách và 146.000 tấn hàng hóa. Thị phần của Vietnam Airlines Group là 51,7% hành khách nội địa. Tuy nhiên, doanh thu quý 3 chỉ tăng 4,5% và chi phí tăng 5,9% so với quý II do việc các hãng hàng không dư thừa máy bay, liên tục tăng chuyến khiến giá vé giảm. Vì vậy, 3 hãng bay lỗ hợp nhất 4.187 tỷ đồng và lỗ riêng lẻ của Vietnam Airlines là 3.626 tỷ đồng, tăng lỗ so với 2 quý đầu năm. Lỗ hợp nhất trước thuế 9 tháng là 10.750 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch lỗ năm 2020. Riêng Vietnam Airlines lỗ 8.737 tỷ đồng, bằng 60,3% kế hoạch lỗ 2020.

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: Hàng loạt donah nghiệp lớn vẫn tăng trưởng cao - Ảnh 1.

    Năm nay chắc chắn sẽ là một năm đáng quên với Đông Phương và khách sạn Sheraton Đà Nẵng, ảnh hưởng của đại dịch ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, bao gồm dịch vụ khách sạn - nghỉ dưỡng. Trong quý 3/2020, Đông Phương tiếp tục ghi nhận mức lỗ ròng 87 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái. Khách sạn Sheraton đóng cửa từ 28/7 đến 8/9, khiến doanh thu giảm 103 tỷ đồng so với cùng kỳ, tương đương chỉ còn 7,4%. Trong khi đó, chi phí cố định gần như không đổi, ngoài ra khấu hao và lãi vay cao khiến Đông Phương lỗ nặng. Lũy kế 9 tháng, công ty đem về doanh thu thuần 63 tỷ đồng, giảm 78%; lỗ ròng 233 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm ngoái. Điều này làm tăng số lỗ lũy kế của Công ty Đông Phương lên 571 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu cũng âm 317 tỷ đồng.

    Tiếp đó là khoản lỗ của Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex – FTM), với doanh thu còn vỏn vẹn chưa đầy 5 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính trong quý gần 22 tỷ đồng, bên cạnh đó, trong quý 3 vừa qua Đức Quân Fortex còn ghi nhận khoản chi phí khác hơn 22 tỷ đồng – là chi phí dừng sản xuất. Kết quả, quý 3 Đức Quân Fortex lỗ 49,3 tỷ đồng, lỗ sâu hơn so với số lỗ 12,3 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3 năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 Đức Quân Fortex đạt 44,6 tỷ đồng doanh thu và ghi lỗ 150,5 tỷ đồng sau thuế.

    Nhiệt điện Cẩm Phả (NCP) mặc dù có doanh thu quý 3 tăng 35% so với cùng kỳ nhưng chi phí lãi vay cao do các khoản vay nợ lớn khiến Nhiệt điện Cẩm Phả vẫn lỗ hơn 52,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lỗ hơn 115 tỷ đồng – giảm được một nửa. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu công ty đạt 3.098 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ và lỗ hơn 116,2 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ hơn 79,7 tỷ đồng ghi nhận trong 9 tháng đầu năm ngoái. Số lỗ này góp phần nâng tổng lỗ lũy kế của công ty lên 1.189 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn 780 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu 1.970 tỷ đồng.

    Ánh Dương Việt Nam (Vinasun, VNS) - chủ sở hữu thương hiệu taxi Vinasun cũng đã công bố báo cáo tài chính quý 3. Theo đó, doanh thu thuần chỉ đạt 221 tỷ đồng, bằng một nửa cùng kỳ năm ngoái. Đây đã là quý thứ 5 liên tiếp doanh thu Vinasun đi xuống. Giá vốn bán hàng tiếp tục âm 243 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Đến cuối kỳ, VNS ghi nhận lỗ sau thuế 57 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lỗ quý thứ 3 liên tiếp của hãng taxi này. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu của VNS đạt 743 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với cùng kỳ 2019. Lũy kế lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức âm 185 tỷ đồng, trong khi năm ngoái lãi 94 tỷ đồng.

    Điện lực Khánh Hòa (KHP) tiếp tục gây thất vọng khi thua lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý 3/2020, cũng là quý lỗ thứ 3 liên tiếp. Trong quý 3/2020, KHP ghi nhận doanh thu thuần gần 1,283 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Áp lực chi phí vẫn cao khiến KHP lỗ hơn 40 tỷ đồng (cùng kỳ lãi ròng gần 87 tỷ đồng). Cộng với 2 quý bết bát đầu năm, doanh nghiệp thủy điện này đã lỗ lũy kế gần 271 tỷ đồng. KHP cho biết do tác động của dịch Covid-19 cùng với chính sách miễn/giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng khiến doanh thu tiền điện 9 tháng đầu năm giảm hơn 539 tỷ đồng so cùng kỳ.Mới đây, quỹ America LLC đã bán bớt cổ phiếu KHP và không còn là cổ đông lớn.

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: Hàng loạt donah nghiệp lớn vẫn tăng trưởng cao - Ảnh 2.

    Suất ăn hàng không Nội Bài (NCS) công bố báo cáo tài chính quý 3/2020 với kết quả doanh thu bán hàng giảm 72% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 45 tỷ đồng. Công ty báo lỗ quý 3/2020 25,6 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, Công ty lỗ 43,2 tỷ đồng. Công ty cho biết, đại dịch Covid-19 khiến một số hãng bay quốc tế dừng bay và các hãng nội địa giảm mạnh số chuyến bay, từ đó kéo giảm sản lượng suất ăn của Công ty.

    Quý 3/2020 của Vosco (VOS) ghi nhận doanh thu tiếp tục giảm 12% so với cùng kỳ xuống còn 293 tỷ đồng. Giá vốn lên đến 301 tỷ đồng khiến công ty tiếp tục ghi nhận mức lỗ sau thuế 22 tỷ đồng trong quý 3, giảm so với mức lỗ 73 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vosco đạt 970 tỷ đồng về doanh thu, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế 140 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2019. Theo giải trình từ Vosco, thị trường vận tải biển trong thời gian qua tiếp tục gặp nhiều khó khăn với tác động từ đại dịch COVID-19. Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu đang đối mặt với trạng suy thoái kinh tế sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua, do đó vận tải biển cũng chịu ảnh hưởng nặng nề theo diễn biến chung của nền kinh tế.

    Quốc tế Hoàng Gia (RIC) công bố báo cáo tài chính quý 3/2020 với doanh thu thuần lao dốc gần 60% so cùng kỳ, về còn 34 tỷ đồng. Kỳ này RIC kinh doanh dưới giá vốn khi chiếm hơn 38 tỷ đồng khiến lỗ gộp hơn 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi gộp 24 tỷ đồng. Mặc dù RIC cố gắng cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý lần lượt về còn hơn 3 tỷ và 9 tỷ, nhưng sau cùng công ty vẫn lỗ ròng 17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 8 tỷ đồng. Đây là mức lỗ quý thứ 3 liên tiếp trong năm nay của RIC. Theo RIC, doanh thu quý 3/2020 sụt giảm nghiêm trọng do kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 khi bùng phát từ quý 4/2019 và đến hết quý 3/2020 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. RIC ước tính không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu quý 3/2020 mà cả những tháng tiếp sau đó. Trước tình hình đó RIC buộc phải bố trí nhân viên nghỉ giãn công, tiền tip cho nhân viên giảm, doanh thu đền bù bát đĩa đồ dùng của khách hàng cũng giảm...

    Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (HKB) tiếp tục chìm trong thua lỗ, riêng quý 3 do doanh thu không đủ bù đắp chi phí khiến HKB lỗ ròng hơn 15 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 13 tỷ đồng. Đây là quý thứ 3 liên tiếp HKB chìm trong thua lỗ. Theo giải trình của HKB, Công ty đang trong giai đoạn tái cơ cấu và sắp xếp lại nguồn vốn tín dụng với các ngân hàng nên chưa đáp ứng đủ nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của HKB tăng 91% so cùng kỳ, đạt hơn 2 tỷ đồng, và con số lỗ ròng ghi nhận hơn 49 tỷ đồng. Nâng lỗ lũy kế lên con số 196 tỷ đồng. Trước đó, năm 2017 và 2018 HKB đã lỗ lần lượt 67 và 142 tỷ đồng.

    Ngoài ra mặc dù không thua lỗ quá lớn nhưng khoản lỗ của Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) vẫn khiến nhà đầu tư bất ngờ, NT2 cho biết nhà máy điện Nhơn Trạch 2 dừng máy để trung tu mở rộng định kỳ tại 75.000 giờ vận hành tương đương đầu tiên (EOH) trong tháng 9/2020. Việc này khiến doanh thu sản xuất điện bị sụt giảm trong khi các chi phí cố định như khấu hao, lãi vay... không biến động nhiều. Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm 94% còn 3 tỷ đồng do cùng kỳ công ty lãi lớn từ đánh giá lại số dư các khoản vay có gốc ngoại tệ với giá trị 49,6 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 44% lên 48,5 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái gần 21 tỷ đồng. Những nguyên nhân trên khiến NT2 nhận khoản lỗ gần 6 tỷ đồng trong quý 3, quý lỗ đầu tiên kể từ quý 3/2013.

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: Hàng loạt donah nghiệp lớn vẫn tăng trưởng cao - Ảnh 3.

    Bên cạnh đó sau 3 quý đầu năm liên tục báo lãi lớn so với cùng kỳ, Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PV Coating – PVB) cũng gây bất ngờ khi báo lỗ gần 7,4 tỷ đồng. Trong quý, doanh thu thuần đạt 49,2 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Tuy nhiên chi phí giá vốn cao hơn cả doanh thu, dẫn đến số lỗ gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận hơn 1,3 tỷ đồng. Trừ thêm các chi phí, thuế các loại, quý 3 PV Coating lỗ hơn 7 tỷ đồng. Tuy nhiên 2 quý đầu năm công ty đã lãi hơn 87 tỷ đồng, nên lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 PV Coating vẫn lãi sau thuế gần 80,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ hơn 39 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm 2019. Dù vậy, kết quả này vẫn giúp PV Coating duy trì tỷ lệ vượt 65% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

    Cập nhật kết quả kinh doanh quý 3: Hàng loạt donah nghiệp lớn vẫn tăng trưởng cao - Ảnh 4.

    Ngoài những khoản lỗ kể trên tính đến thời điểm này có khoảng hơn 60 doanh nghiệp đã báo lỗ trong quý 2 tuy nhiên tình trạng lỗ đã được cải thiện đáng kể so với 2 quý đầu năm theo đó có tới trên 50% các doanh nghiệp báo lỗ dưới 5 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa công bố BCTC quý 3 trong đó có những doanh nghiệp trước đó trong 2 quý đầu năm đã báo lỗ lớn như FLC, Vietravel, ROS, Pomina, Đức Long Gia Lai...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ

PV

Nhịp sống kinh tế

Nóng
Trở lên trên