MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các NHTW thay nới lỏng định lượng bằng thắt chặt định lượng, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng ra sao?

22-07-2022 - 06:49 AM | Tài chính quốc tế

Các NHTW thay nới lỏng định lượng bằng thắt chặt định lượng, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng ra sao?

Trước đây chưa bao giờ xảy ra việc các ngân hàng trung ương chủ chốt đồng loạt thắt chặt chính sách cùng một lúc.

Lãnh thổ chưa được khai phá

Sau 1 thập kỷ đua nhau nới lỏng định lượng (quantative easing - QE) để kích thích nền kinh tế, giờ đây các NHTW trên toàn thế giới đang đồng loạt đảo ngược chính sách, thắt chặt cung tiền nhằm đối phó với tình trạng lạm phát ngày càng nóng lên. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường.

Từ nhiều tháng trước, các nhà đầu tư đã biết về định hướng thắt chặt định lượng của các NHTW, và một nửa đầu năm ảm đạm với hầu hết các lĩnh vực của thị trường tài chính cho thấy ít nhất một số tác động đã ảnh hưởng đến giá tài sản.

Nhưng trước đây chưa bao giờ xảy ra việc các ngân hàng trung ương chủ chốt đồng loạt thắt chặt chính sách cùng một lúc. Bắt đầu từ năm 2017, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tổ chức một cuộc tập dượt cuối cùng cho thắt chặt định lượng, dần dần thu hẹp bảng cân đối kế toán của mình trong một quá trình mà chủ tịch Fed Janet Yellen nói rằng nó dễ đoán đến mức nhàm chán.

Trên thực tế, cuộc tập dượt này đã phải dừng lại từ tháng 9 năm 2019 khi hệ thống tài chính bị thắt chặt và chi phí vay qua đêm tăng vọt.

Lần này, không ai, ngay cả chính Fed, thực sự biết nó sẽ hoạt động như thế nào. "Tôi đã dành thời gian với những người thông minh hơn tôi về vấn đề này," Kate El-Hillow, giám đốc đầu tư tại Russel Investments, cho biết, trong nỗ lực xác định xem liệu dòng tiền mua tài sản hay tổng số trên bảng cân đối kế toán của Fed là quan trọng nhất, và điều đó có ý nghĩa gì với lợi suất của trái phiếu mới được phát hành ra thị trường. Tất cả đều rất mơ hồ.

Những nỗ lực để định lượng chính xác thắt chặt định lượng sẽ ảnh hưởng đến thị trường tài chính như thế nào rất phức tạp bởi một vài yếu tố.

Đầu tiên, lần này lộ trình thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed mạnh mẽ hơn nhiều so với năm 2017. Đó là tốc độ gấp đôi so với tốc độ mà Fed đã đặt mục tiêu trong cuộc thử nghiệm dài hai năm bắt đầu vào năm 2017, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, và Fed sẽ đạt tốc độ tối đa nhanh hơn nhiều so với lần trước. 

Yếu tố khó dự đoán nhất là Fed sẽ làm gì với các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp (MBS) và liệu ngân hàng trung ương có trở thành một bên bán hoàn toàn hay không, điều mà một số quan chức hàng đầu đã gợi ý có thể là cần thiết. Đây sẽ là một động thái chưa từng có, và có thể làm dấy lên lo sợ về khả năng hấp thụ các khoản nợ mới của thị trường.

Một ẩn số khác là việc thắt chặt định lượng thực sự mạnh đến mức nào. Các quan chức Fed và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những ước tính sơ bộ. Theo một nghiên cứu hồi tháng 6 do Fed công bố, khoản giảm 2.500 tỷ USD trong bảng cân đối kế toán trong vài năm tới sẽ có tác động gần tương đương với mức tăng chỉ hơn nửa điểm trong lãi suất chính sách chuẩn của Mỹ.

Tuy nhiên những dự báo này đánh giá thấp tác động tiềm tàng, Solomon Tadesse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu lượng tử Bắc Mỹ tại Société Générale cho biết.

Các NHTƯ thay nới lỏng định lượng bằng thắt chặt định lượng, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng ra sao? - Ảnh 1.

Chủ tịch Fed, Jay Powell, nhấn mạnh sự không chắc chắn trong bất kỳ ước tính nào về tác động tiềm tàng của QT © Brendan Smialowski/Bloomberg

Điều khiến nhà đầu tư lo lắng

Cũng có thể quá trình này sẽ không quá khốc liệt như nhiều nhà quản lý quỹ lo ngại. "Hầu hết những người tham gia thị trường không đặt cược quá mạnh vào thắt chặt định lượng," Alex Veroud, lãnh đạo của Insight Investment cho biết. "Không ai nghĩ rằng các ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu bơm lại hàng trăm tỷ USD vào thị trường".

Nhưng dù thế nào đi nữa, hầu hết vẫn lo lắng rằng họ không hiểu rõ về nơi mà bất kỳ căng thẳng nào cũng có thể xảy ra.

Bill Nelson, cựu quan chức Fed, cho rằng Fed không có ý định sử dụng chính sách tiền tệ như một công cụ trực tiếp để tạo ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nhưng ông đồng tình với quan điểm phổ biến rằng cuộc tập dượt này có nguy cơ làm mất ổn định thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ, nền tảng mà trên đó các thị trường toàn cầu được xây dựng.

Làm gia tăng thêm nỗi lo sợ là thực tế tính thanh khoản của trái phiếu kho bạc đã bị suy giảm đáng kể, mùa hè này xuống mức tệ nhất kể từ tháng 3 năm 2020, khi đại dịch khiến nhà đầu tư quay sang tích trữ tiền mặt.

Những ký ức về nỗ lực cuối cùng của Fed trong việc giảm thanh khoản vẫn còn như mới. Trong những tuần cuối năm 2018, thị trường chứng khoán đã lao dốc mạnh sau khi Fed thông báo về quá trình cắt giảm bảng cân đối kế toán.

Những người lạc quan trong ngành quản lý quỹ chỉ ra rằng nếu không có các ngân hàng trung ương theo dõi sự biến động và thu giữ tài sản, giá tài sản sẽ biến động mạnh hơn. "Đó là điều tốt," Andrea DiCenso, một nhà quản lý danh mục đầu tư tại Loomis Sayles, cho biết.

Nhưng thói quen "dựa dẫm" vào các gói nới lỏng định lượng sẽ khó bị phá bỏ, theo DiCenso. Mọi người đều đang nghĩ rằng ‘Tôi muốn quay lại với QE. Làm thế nào để chúng ta quay lại với QE?’"

Tham khảo Financial Times

https://cafef.vn/cac-nhtu-thay-noi-long-dinh-luong-bang-that-chat-dinh-luong-thi-truong-chung-khoan-bi-anh-huong-ra-sao-20220721162544547.chn

Quỳnh Vy

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên