MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cải tạo di tích Gò Đống Thây: Gần 100 công trình trái phép trong 8 năm

06-03-2024 - 13:40 PM | Bất động sản

Nhiều năm qua, việc xây dựng, lấn chiếm tại khu vực bảo vệ của di tích Gò Đống Thây (quận Thanh Xuân, Hà Nội) không bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý dẫn đến việc thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây bị ảnh hưởng.

UBND phường Thanh Xuân Trung vừa tổ chức Hội nghị tuyên truyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất GPMB thực hiện dự án Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử Gò Đống Thây .

Tại hội nghị, ông Lê Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, qua quá trình thực hiện từ 2021 đến nay người dân đang kiến nghị ở 4 nhóm vấn đề. Thứ nhất liên quan đến di tích lịch sử Gò Đống Thây, 1990 Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch công nhận di tích nhưng không xác định ranh giới. Thứ hai là ý kiến về quy trình căn cứ pháp lý để quận Thanh Xuân phê duyệt dự án đầu tư thực hiện đầu tư dự án. Thứ ba người dân kiến nghị quy trình, quy định về bồi thường GPMB của UBND quận, UBND phường. Thứ tư là chế độ chính sách bồi thường.

Theo lãnh đạo UBND quận Thanh Xuân, thời gian qua quận đã ban hành nhiều quyết định giải quyết khiếu nại của người dân, đồng thời tổ chức nhiều buổi đối thoại liên quan đến ý kiến của người dân. Ngoài ra Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã thụ lý đơn của 10 hộ dân đã khởi kiện ra tòa. Trong tuần, Tòa án nhân dân TP Hà Nội sẽ tổ chức đối thoại.

Cải tạo di tích Gò Đống Thây: Gần 100 công trình trái phép trong 8 năm- Ảnh 1.

Nhà tạm, nhà kiên cố xây dựng quanh khu vực di tích Gò Đống Thây

Thông tin về dự án, ông Thắng cho biết, trong đơn khiếu nại, kiến nghị, người dân có nêu đã ăn ở tại khu vực từ những năm 60, 70, có hộ sinh sống 3, 4 đời. Tuy nhiên, quận đã rà soát từ bản đồ địa chính đo vẽ năm 1994 tỷ lệ 1/200 bàn giao năm 1996; bản đồ QH-1 năm 1996 của Ban quản lý di tích và Danh thắng; Bản đồ hiện trạng năm 1998 của Bộ tư lệnh Quân khu 3; Bản đồ hiện trạng năm 2008 do Công ty TNHH Nhà nước MTV Địa chính Hà Nội lập năm 2008... Căn cứ hồ sơ hiện có thì thông tin các hộ dân sinh sống tại khu vực dự án trước năm 1993 là không có.

Về việc hàng chục công trình kiên cố xuất hiện quanh khu vực bảo vệ của di tích Gò Đống Thây nhưng không bị cơ quan chức năng xử lý, theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, nguyên nhân do sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương. Năm 2016, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành kết luận thanh tra việc thực hiện quản lý đất đai , trật tự xây dựng tại khu di tích Gò Đống Thây, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Cải tạo di tích Gò Đống Thây: Gần 100 công trình trái phép trong 8 năm- Ảnh 2.

Đoàn Thanh tra quận Thanh Xuân xác định nhiều sai phạm liên quan đến cán bộ lãnh đạo Đội Thanh tra xây dựng và UBND phường Thanh Xuân Trung

Đoàn thanh tra xác định, việc xây dựng trái phép tại khu vực Gò Đống Thây diễn ra trong một thời gian dài: Từ năm 2008 đến 2016 có 189 công trình (phát sinh 93 công trình). Riêng khu vực khoanh vùng thực hiện dự án có 132 công trình (phát sinh 11 công trình lấn chiếm xây dựng mới, 31 công trình nâng tầng). Trách nhiệm thuộc về bà Trần Thị Thanh Bình - Chủ tịch UBND phường từ 2012-2014; ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND phường từ 2014 - 2016; ông Trịnh Bá Uy - Chánh Thanh tra xây dựng thời điểm năm 2012; ông Trần Trọng Khang - Chánh Thanh tra xây dựng; Đội trưởng Đội thanh tra xây dựng từ 2013-2016...

Khu vực gò Đống Thây xưa thuộc cánh đồng làng Cự Chính - Nhân Mục, có tên nôm là Kẻ Mọc gồm 12 làng, sau này còn có tên chữ là Nhân Mục. Cuối năm 1426, trong những trận đánh nhằm bao vây, giải phóng thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay) khỏi ách đô hộ của quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn (Thanh Hóa) của Lê Lợi đã có những trận đánh mở màn thắng lợi tại cầu Nhân Mục, tiêu diệt được lực lượng lớn quân Minh đóng tại đây.


Theo Trần Hoàng

Tiền Phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên