MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cha mẹ 'nhìn xa, trông rộng' sẽ làm 3 việc sau giúp con sớm rạng danh: Con phát triển nhanh hơn bạn cùng trang lứa tối thiểu 4 năm

01-05-2023 - 20:24 PM | Sống

Cha mẹ 'nhìn xa, trông rộng' sẽ làm 3 việc sau giúp con sớm rạng danh: Con phát triển nhanh hơn bạn cùng trang lứa tối thiểu 4 năm

Đây là cách mà nhiều bậc phụ huynh giúp con mình sớm "hóa rồng, hóa phượng".

Không có công thức chung trong việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ thông thái đều dùng chung một số nguyên tắc trong cách nuôi dạy con thành tài. 

1. Rút ngắn thời gian học

Nếu bạn theo đúng lộ trình học tập thì sẽ mất 12 năm học phổ thông, 4-6 năm học đại học và còn thời gian học lên thạc sĩ nếu có nhu cầu. Như vậy. Sau khi tốt nghiệp bậc thạc sĩ, bạn khoảng 26 tuổi.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn đi du học? Như bạn đã biết, các trường đại học ở nước ngoài đều đào tạo hệ thống tín chỉ. Nếu bạn hoàn thành càng sớm các tín chỉ thì thời gian tốt nghiệp càng được rút ngắn. Nếu bạn học chương trình nước ngoài, bạn có thể kết thúc chương trình đại học từ năm thứ ba và tốt nghiệp thạc sĩ chỉ trong 1 năm. 

Lấy Wang Shiling (Trung Quốc) là một ví dụ tiêu biểu. Vì cô ấy bắt đầu đi du học từ thời trung học nên nhanh chóng lấy bằng thạc sĩ vào năm 22 tuổi. Và đến khi 26 tuổi, Wang Shiling đã có 4 năm kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên nếu cô ấy học trong nước thì năm 22 tuổi, cô mới học xong đại học và bắt đầu đi làm năm 26 tuổi sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ.

Cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng sẽ làm 3 việc sau giúp con sớm rạng danh: Con phát triển nhanh hơn đứa trẻ khác tối thiểu 6 năm - Ảnh 2.

Với nam giới không gặp nhiều áp lực trong việc kết hôn, sinh con nhưng với nữ giới lại khác. 26 tuổi được coi là độ tuổi mà một cô gái thường bị cha mẹ giục kết hôn. Nhưng ở tuổi 26, cô ấy mới chỉ tốt nghiệp hoặc đi làm 1-2 năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm, nếu kết hôn rồi nghỉ sinh lúc này sẽ khiến sự nghiệp bấp bênh. Đây thực sự là vấn đề mà nhiều phụ nữ gặp phải. Sau khi sinh, họ mất một thời gian vật lộn ở chốn công sở mới thích nghi được môi trường, khối lượng công việc. 

Vì vậy, trước khi con cái đến tuổi lập gia đình, cha mẹ nên hỗ trợ con tích lũy kinh nghiệm làm việc để trở thành "người không thể thay thế" ở công ty. Đây giống như một hợp đồng bảo hiểm an toàn dành cho con. Đó là lý do vì sao những gia đình có điều kiện kinh tế dư dả, cha mẹ có "nhìn xa, trông rộng" thường hay gửi con ra nước ngoài học tập. Họ muốn rút ngắn thời gian học tập cho con.

2. Làm những việc lớn với số tiền nhỏ

Sinh ra trong một gia đình giàu có, nhiều người nghĩ rằng thế hệ giàu có thứ hai không cần phải lo lắng về tiền bạc để chi tiêu. Tuy nhiên, xét về tình hình kinh tế hiện nay, những gia đình giàu có nguy cơ kinh doanh gặp sự cố rất cao, không nói trước được điều gì. 

Chính vì thế, họ luôn lo lắng cho quá trình phát triển của con, về cả kiến thức, tính cách cùng kỹ năng. Nếu đứa trẻ không có bản lĩnh, nghị lực thì dù gia đình giàu sang đến đâu cũng không thể cưỡng lại được sự tiêu xài của trẻ. Nên cha mẹ thông thái sẽ không cho con tiêu tiền phung phí, họ muốn con nhìn ra được giá trị của sức lao động. 

Cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng sẽ làm 3 việc sau giúp con sớm rạng danh: Con phát triển nhanh hơn đứa trẻ khác tối thiểu 6 năm - Ảnh 3.

Hay như câu chuyện của Wang Shiling, cô ấy học ở trường quốc tế Dulwich – học phí hàng năm là 360.000 NDT (khoảng 1,2 tỷ đồng). Nhiều người cho rằng mức học phí này thật sự quá cao. Tuy nhiên học tại đây sẽ giúp Wang Shiling tăng cơ hội đỗ vào đại học Ivy League và có thể nhận được học bổng hấp dẫn.

Và sau khi tốt nghiệp đại học Ivy League, mức lương khởi điểm của Wang Shiling sẽ rất cao. Cô chỉ cần đi làm trong thời gian ngắn là đã hoàn lại được học phí. Hơn thế, cơ hội thăng tiến lại rộng mở.

Như vậy nhìn tổng thể, cha mẹ thông thái thường có tầm nhìn xa trông rộng. Vì tương lai của con, họ sẵn sàng đầu tư. Họ làm những việc lớn với số tiền nhỏ và họ biết sẽ sớm đạt được thành quả trong tương lai. 

3. Loại bỏ các yếu tố bất lợi ở môi trường

Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi trường xã hội (gồm môi trường gia đình, môi trường nhà trường,…) và môi trường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và môi trường nhà trường có tác động trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách.

Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách con người được các nhà giáo dục học quan tâm từ lâu. Nhà Tâm lí học Mỹ Kenloc (1923) đã nuôi trong cùng môi trường một con khỉ 10 tháng tuổi và cậu con trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnh hưởng của môi trường đến con khỉ và con người. 

Ngoài ra, đã có nhiều ví dụ để chúng ta hiểu về vai trò của môi trường sống đối với con vật hoặc con người đều rất quan trọng. Tác động môi trường sống của con người không thể làm thay đổi bản chất dã thú của con vật. Ngược lại, môi trường của loài vật có thể tác động mạnh vào bản chất người của con người.

Cha mẹ có tầm nhìn xa trông rộng sẽ làm 3 việc sau giúp con sớm rạng danh: Con phát triển nhanh hơn đứa trẻ khác tối thiểu 6 năm - Ảnh 4.

Trên thực tế, những cá nhân được nuôi dưỡng, tiếp xúc trong môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh sẽ tạo nên những thói quen tốt. Còn đối với những cá nhân tiếp xúc với môi trường không lành mạnh thì những hành vi, cảm xúc cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.

Chính vì thế, cha mẹ thông thái thường tạo dựng môi trường sống lành mạnh để giúp con duy trì thói quen tốt, hoàn thiện nhân cách. Chẳng hạn họ cho con học ở những ngôi trường tốt, đăng ký lớp học ngoại khóa hữu ích, đưa con đi du lịch để mở mang tầm hiểu biết,... Họ sẽ loại bỏ hoàn toàn những yếu tố độc hại ra khỏi môi trường giáo dục của con.


Theo Ứng Hà Chi

Thể thao & Văn hoá

Trở lên trên