MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau khi bị bệnh mới nhận ra: Sống thọ là làm tốt 5 điều này sau tuổi 65, không phải tập luyện hay uống nước

21-01-2024 - 05:35 AM | Sống

Sau khi bị bệnh mới nhận ra: Sống thọ là làm tốt 5 điều này sau tuổi 65, không phải tập luyện hay uống nước

Sau tuổi 65, người trung niên cần làm thế nào để phòng tránh bệnh tật? Có người nói cần uống nhiều nước, có người nói cần tập thể dục nhiều. Đáp án thực ra nằm ở 5 điều sau đây.

Khi tuổi già tới gần, không ai có thể tránh khỏi sự thực rằng tử vong đang ngày một đến gần. Nhưng muốn sống nốt nửa đời còn lại trong khỏe mạnh, an vui vẫn là điều mà người ta có thể nỗ lực hàng ngày để hướng tới.

Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh tật? Có người nói cần uống nhiều nước, có người nói cần tập thể dục nhiều. Vấn đề là, khi bạn già đi, nhận thấy cơ thể ngày một xuống sức, bạn chỉ cần uống nước và tập thể dục hay sao? Mặt khác, uống quá nhiều nước cũng có thể gây hại cho thận, thậm chí khiến nước tích tụ trong cơ thể, làm loãng chất điện giải trong máu gây ra các tình trạng như hạ natri máu, hạ kali máu. Tập thể dục quá nhiều cũng khiến người lớn tuổi đối mặt nhiều nguy cơ chấn thương, bệnh tật xương khớp.

Thực tế, khi đã trải qua bệnh tật, người già mới hiểu rõ nhất, việc chăm sóc sức khỏe khôn ngoan nhất không chỉ là uống nước và tập thể dục, mà là làm đúng năm điều sau đây.

1. Nuôi dưỡng giấc ngủ thật tốt và chất lượng

Khi bạn già đi, hãy biết cách bảo tồn và phục hồi năng lượng, nhất định không nên làm những việc làm tổn thương cơ thể. Trong đó, việc quan trọng nhất là ngủ đủ giấc, đảm bảo đủ thời gian ngủ.

Chỉ sau khi bị bệnh, tôi mới nhận ra: Sống thọ không cứ phải uống nước và tập thể dục, mà là thực hiện tốt 5 điều này sau tuổi 65 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Đối với người già, tốt nhất là đảm bảo tám giờ ngủ mỗi ngày và duy trì một lịch trình ngủ đều đặn, kết hợp thói quen đi ngủ và thức dậy sớm. Nếu thường xuyên thức khuya, bạn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn nội tiết, giảm sức đề kháng, không chỉ tổn thương cơ thể, mà còn tổn thương tinh thần. Những người thức khuya thường không thể phục hồi năng lượng một cách trọn vẹn, không tốt cho tuổi thọ.

Người xưa chia một ngày thành mười hai canh giá, trong đó, từ 21 giờ đến 23 giờ là giờ Hợi, từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ sáng hôm sau là giờ Tý. Theo đó, giờ Hợi là canh giờ cuối cùng trong ngày. Vào thời điểm này, mọi người nhất định phải gác lại mọi công việc, nhanh chóng nghỉ ngơi và để cơ thể chìm vào giấc ngủ.

2. Nuôi dưỡng tâm tính tốt đẹp, thái độ lạc quan

Khi bạn già, hãy nuôi dưỡng tâm tính tốt đẹp, thái độ lạc quan với cuộc đời. Từ trước đến nay, chúng ta phải đối mặt với quá nhiều khó khăn và gian khổ, rồi lần lượt vượt qua tất cả. Vậy  nên khi gặp vấn đề mới, nên nhìn nhận mọi thứ thoáng hơn, giữ thái độ tích cực và lạc quan.

Bạn hạnh phúc hay buồn bã thì cũng phải trải qua một ngày 24 giờ. Giữ tâm trạng tồi tệ chỉ khiến sức khỏe của bạn bị tổn thương nặng nhất. Đặc biệt, khi sự tiêu cực kéo dài, không chỉ tinh thần bạn sẽ suy sụp, bệnh tật cũng dễ kéo theo.

Chỉ sau khi bị bệnh, tôi mới nhận ra: Sống thọ không cứ phải uống nước và tập thể dục, mà là thực hiện tốt 5 điều này sau tuổi 65 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, dưỡng tâm dưỡng tính là việc rất quan trọng. Khi có tâm trạng tốt, bạn sẽ nhìn nhận mọi thứ một cách lạc quan, dù có khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua.

3. Dưỡng tốt đường ruột

Khi bạn già, ai cũng muốn có đường ruột khỏe mạnh vì đường ruột tốt mới giúp hấp thụ dinh dưỡng, giúp cơ thể có thể khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ.

Làm thế nào để dưỡng đường ruột? Đương nhiên là kiểm soát khẩu phần, hạn chế ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và đường, muối, thức ăn đóng gói, nội tạng động vật, đồ ngọt có hàm lượng năng lượng cao, thực phẩm bị mốc, có dấu hiệu hư hỏng... Thay vào đó, nên chọn lựa thực phẩm mới tươi, và phối hợp đa dạng, rau củ, thịt gà cá trứng đều nên kết hợp.

Đồng thời, cần chú ý đến cân nặng của mình, duy trì ở mức cân đối. Có kế hoạch ăn ba bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ, ăn no khoảng tám phần chứ không nên ăn quá nhiều. Để tốt cho hệ tiêu hóa, người lớn tuổi cũng không nên ăn thức ăn cay nồng, kích thích, hoặc thức ăn có nhiệt độ lạnh.

4. Dưỡng tốt xương khớp

Khi bước vào tuổi già, một trong những căn bệnh dễ xuất hiện nhất chính là loãng xương. Thuở xưa, chân tay khỏe khoắn, xương khớp cứng cáp bao nhiêu thì giờ đây lại dễ tổn thương bấy nhiêu. Đôi khi, chỉ một va chạm nhẹ cũng có thể để lại di chứng, một cơn hắt hơi cũng có thể gây rạn nứt xương.

Vì thế, với người lớn tuổi, làm thế nào để phòng tránh loãng xương? Một điểm quan trọng nhất chính là duy trì canxi của cơ thể. Việc bổ sung canxi từ thực phẩm hoặc thuốc men bên ngoài chỉ là một khía cạnh, đừng quên tắm nắng, kích thích tổng hợp vitamin D trong cơ thể để giúp hấp thụ canxi tốt hơn.

Chỉ sau khi bị bệnh, tôi mới nhận ra: Sống thọ không cứ phải uống nước và tập thể dục, mà là thực hiện tốt 5 điều này sau tuổi 65 - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

5. Nuôi dưỡng trí thức, đầu tư cho sức khỏe đúng cách

Khi bạn già đi, nhất định phải chú ý nhiều hơn đến kiến thức y học, không cần phải tinh thông một bác sĩ chuyên nghiệp, nhưng ít nhất là phải biết những gì có thể làm và những gì không nên làm.

Hãy học cách đầu tư cho sức khỏe đúng đắn hơn. Không nên tiếc tiền mà phải chi tiêu dứt khoát cho các việc cần thiết, chẳng hạn như khám sức khỏe định kỳ, tầm soát các bệnh có nguy cơ cao... Chỉ như vậy mới có thể phát hiện kịp thời dấu hiệu của bệnh khi mới "manh nha", kịp thời can thiệp, tránh bệnh nhỏ trở thành bệnh lớn, giúp kéo dài tuổi thọ.

*Nguồn: Sohu

Phương Mộc

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên