MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiến nghị cho chủ đầu tư toàn quyền quyết định chuyển nhượng dự án

03-12-2013 - 11:24 AM |

Dự thảo LKDBĐS quy định rằng, chủ đầu tư chỉ được phép chuyển nhượng dự án trong trường hợp chủ đầu tư gặp khó khăn, không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện dự án....

(Xêm thêm: Các nhà đầu tư nói gì về môi trường đầu tư của Việt Nam?)

Sáng nay (ngày 3/12) Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2013 đã chính thức được khai mạc. Chủ đề năm nay là “Giai đoạn mới của tiến trình cải cách kinh tế từ chương trình tới hành động”. Trong bài tham luận tại diễn đàn, ông David Lim Trưởng tiểu nhóm Đất đai đã trình bày các ý kiến đóng gópng như đề xuất đi vi các quy đnh chính trong các bản dự thảo của Luật Kinh Doanh Bất Động Sản (LKDBĐS).

Theo ông David Lim, các Điều 49, 50 và 51 của dự thảo LKDBĐS quy định rằng chỉ được phép chuyển nhượng dự án trong trường hợp “chủ đầu tư gặp khó khăn, không đủ khả năng để tiếp tục thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư không còn nhu cầu tiếp tục thực hiện dự án”. Có rất nhiều lý do khiến chủ đầu tư muốn chuyển nhượng dự án, do đó, ông David Lim đề nghị không cần thiết phải quy định cụ thể khi nào thì một dự án có thể được chuyển nhượng. Chủ đầu tư nên được có toàn quyền chuyển nhượng dự án theo quyết định của mình.

Ngoài ra, dự thảo còn quy định việc chuyển nhượng phải được cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Tuy nhiên, dự thảo không có quy định nào về tiêu chí chấp thuận hay cơ quan Nhà Nước nào có thẩm quyền đưa ra chấp thuận này. Điều này tạo ra sự bất cập và có thể dẫn đến những chậm trễ không đáng trong quá trình chuyển nhượng dự án.

Hơn nữa, theo ông David Lim hiện không có quy định nào liên quan đến các phê duyệt và chấp thuận hiện nay cấp cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án và không rõ nhà đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ được kế thừa phê duyệt đã có hay phải xin các phê duyệt và chấp thuận mới. Điều này làm tăng thêm trở ngại và khó khăn cho nhà đầu tư nhận chuyển nhượng sau khi chuyển nhượng dự án.

"Chúng tôi đề xuất gỡ bỏ quy định về các trường hợp được chuyển nhượng dự án và đề xuất thay thế quy định về việc xin chấp thuận bằng quy định là chấp thuận sẽ tự động được cấp sau một số ngày cụ thể kể từ ngày nộp hồ sơ. Chúng tôi cũng đề xuất rằng tất cả các phê duyệt/sự  cho phép/chấp  thuận đã được cấp cho dự án và cho nhà đầu tư chuyển nhượng dự án sẽ tự động được chuyển giao sang nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án và nhà đầu tư nhận chuyển nhượng dự án có thể sử dụng mà không bên nào phải thực hiện thêm bất kỳ thủ tục gì", ông David Lim cho hay.

Trong bài tham luận, Trưởng tiểu nhóm Đất đai David Lim cũng nêu rõ: Theo Điều 21 của dự thảo LKDBĐS và Điều 32.4 (i) của dự thảo Luật Nhà Ở (LNO), nhà đầu tư bất động sản phải dành một phần đất thuộc dự án của mình để xây dựng nhà ở xã hội. Việc yêu cầu nhà đầu tư bất động sản phải đóng góp vào quỹ nhà ở xã hội vốn có mục đích tốt và đáng quý. Nhà Nước rõ ràng đã cân nhắc đến lợi ích của người dân khi đưa ra quy định này.

Tuy nhiên, đất tại một số địa điểm hoặc dự án có thể không phù hợp để xây dựng nhà ở xã hội, đặc biệt là trong trường hợp chưa thiết lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoặc hạ tầng xã hội để sử dụng phục vụ lợi ích của người sử dụng nhà ở xã hội.

"Vì vậy, chúng tôi đề nghị nhà đầu tư bất động sản nên được có các quyền lựa chọn là đóng góp bằng tiền hoặc bằng quỹ đất tại dự án khác hoặc liên kết với chủ đầu tư dự án khác để cùng đóng góp vào quỹ nhà ở xã hội. Việc linh hoạt với các quyền lựa chọn như trên cũng giúp các cán bộ viên chức Nhà Nước có thể áp dụng các sáng kiến trong quy hoạch tỉnh thành phục vụ lợi ích của mọi người cư ngụ trong khu vực", ông David Lim nói.

Tuệ Minh

ngatt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên