MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết "tôm bẩn"

10-04-2021 - 09:34 AM | Sống

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết "tôm bẩn"

Các cơ sở kinh doanh đưa tạp chất vào tôm làm tăng khối lượng, kích cỡ, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi… Lượng tạp chất tối đa đưa vào tôm có thể lên tới 20% trọng lượng tôm.

Tôm là thực phẩm phổ biến, xuất hiện nhiều trong các món ăn của người Việt. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tiếp có những cơ sở buôn bán bị phát hiện bơm tạp chất vào tôm để trục lợi. Theo chuyên gia, có những dấu hiệu nhận biết tôm bị bơm tạp chất giúp người tiêu dùng tránh bị ngộ độc.

Bơm tạp chất vào tôm để thu lời

Mới đây, thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội vừa phối hợp với Phòng An ninh kinh tế bắt quả tang một cơ sở đang có hành vi bơm tạp chất vào tôm tại phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, 2 người tại cơ sở đang thực hiện hành vi bơm tạp chất vào tôm. Ông Nguyễn Bình Minh, Đội trưởng Đội hành chính tổ chức, Thanh Tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, cho biết theo lời khai, tôm sẽ được đưa vào các nhà hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận để tiêu thụ. Qua điều tra, cơ sở sơ chế này hoạt động chui tại đây đã nhiều tháng. Trung bình mỗi tháng, cơ sở cung cấp cả tấn tôm bơm tạp chất ra thị trường.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở bơm tap chất vào tôm.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 2.

Tạp chất được bơm trực tiếp vào tôm.

Trước thực trạng này, cơ quan chức năng đã lấy mẫu kiểm nghiệm để xem tạp chất đưa vào tôm là chất gì và tịch thu toàn bộ dụng cụ tang vật liên quan. Đồng thời, lực lượng chức năng tiếp tục điều tra làm rõ nhà hàng nào, cơ sở nào ở Hà Nội đã tiêu thụ tôm bơm tạp chất từ cơ sở này.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết cơ sở kinh doanh đưa tạp chất vào tôm làm tăng khối lượng, kích cỡ, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi... Lượng tạp chất tối đa đưa vào tôm có thể lên tới 20%, tức là trong 10kg tôm có thể có tới 2kg tạp chất.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết việc bơm tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào các phương thức cũng như loại tạp chất được đưa vào tôm. Nếu tạp chất là các hóa chất không có tên trong danh mục các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định hoặc không được sản xuất chuyên dụng để dùng trong thực phẩm, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 3.

Lực lượng chức năng tịch thu toàn bộ dụng cụ tang vật liên quan.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay các chất được sử dụng để bơm, chích vào tôm thường là rau câu, tinh bột… hoặc có thể là hỗn hợp các chất trên. Các hợp chất này được pha với nước thành các dung dịch sệt để bơm, chích vào tôm. Hoặc sử dụng tôm nhỏ, giá trị thấp xay nhuyễn để bơm vào tôm.

Cách nhận biết tôm có tạp chất

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, tạp chất thường được bơm vào phần đầu, thân và đuôi tôm. Có thể nhận biết tôm bơm tạp chất dựa vào những quan sát sau:

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 4.

Tôm đã bị bơm tạp chất thường có phần đầu bị phù, thậm chí nhô hẳn lên so với thân; nắp mang phồng, ngậm nước.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 5.

Tôm bị bơm tạp chất thường có mang cứng, thẳng đơ, phồng căng trong khi mang tôm bình thường phải mềm, phẳng

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 6.

Phần vỏ của tôm bơm tạp chất từ đốt 1 hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy. Đốt thứ 3 bị giãn, thân tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 7.

Phần đuôi: Dấu hiệu tôm bị bơm tạp chất tại phần đuôi tương đối dễ nhận biết, đó là gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh: 10kg tôm có thể bị bơm tới 2kg tạp chất, cách để nhận biết tôm bẩn - Ảnh 8.

Tôm bị bơm tạp chất, xoang ức đầu có dịch và mùi lạ.

Khi bóc tôm: Bóc vỏ đầu ức, cầm đầu tôm dốc đầu xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Dùng mũi dao nhọn lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên làm lộ xoang đầu ức xem có đọng chất dịch bất thường hay không.

Tôm tự nhiên không có dịch bất thường ở khối gan tụy; xoang ức đầu không có tạp chất, khô ráo, không có dịch nhầy. Nếu tôm bị bơm tạp chất, xoang ức đầu có dịch và mùi lạ.

Ở những thân tôm bị bơm tạp chất, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề không tự nhiên. Đối với tôm bị bơm nhiều tạp chất, dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.

Cách chọn tôm tươi ngon

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên người tiêu dùng nên mua tôm tươi, đang bơi, nhảy tanh tách, đây là tôm không bị bơm tạp chất.

Với tôm sú, không chọn tôm đã chuyển sang màu hồng vì đó là tôm đã ươn. Với tôm he, ngoài đặc điểm còn sống, bạn nên chọn con nào vỏ có màu hồng trắng, mắt xanh đen. Riêng với tôm sắt, không chọn con có màu hồng đậm vì khi đó tôm đã cũ, không còn tươi ngon.

Về mặt cảm quan, khi mua bạn nên chọn những con tôm có vỏ sáng bóng, tươi tắn. Thịt trong gắn chặt vào vỏ, màu vỏ tươi, không bị ngả vàng hay tái nhợt. Tôm biển chất lượng cao thường có màu xanh trắng, phần đầu và thân liên kết chặt chẽ.

Đối với tôm đông lạnh hoặc đã hấp, nên bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.

Theo Thanh Loan

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên