MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái 22 tuổi kể về quyết định bỏ học đại học chỉ sau vài tháng vì lo nợ tiền học phí: Nỗi niềm khó nói của thế hệ trẻ thời tài chính eo hẹp

16-05-2024 - 16:00 PM | Sống

Giữa bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang, thế hệ Z và millennial đang phải đối diện với tình trạng tài chính eo hẹp, buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị thực sự của tấm bằng đại học.

Giữa bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang, thế hệ Z và millennial đang phải đối diện với tình trạng tài chính eo hẹp, buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng về giá trị thực sự của tấm bằng đại học. Liệu việc từ bỏ con đường học vấn có phải là giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ?

Khảo sát gần đây do Deloitte thực hiện trên 14.468 người thuộc thế hệ Z và 8.373 người thuộc thế hệ millennial tại 44 quốc gia đã cho thấy một thực trạng đáng báo động: hơn một nửa số người trẻ đang phải sống trong cảnh “viêm màng túi”, chi tiêu dè dặt và lo lắng về tương lai tài chính. Giám đốc Toàn cầu về Con người & Mục đích của Deloitte, Elizabeth Faber, chia sẻ với Business Insider: "Chi phí sinh hoạt là mối quan tâm xã hội hàng đầu của họ. Áp lực tài chính liên quan đến giáo dục đại học là lý do số một khiến thế hệ Z và millennials không theo đuổi con đường này".

Trong bối cảnh đó, việc đảm bảo cuộc sống ổn định và tìm kiếm những ngành nghề không nhất thiết phải có bằng cấp trở thành ưu tiên hàng đầu. Faber nhận định: "Họ đang tìm kiếm những vị trí ít bị gián đoạn, ít bị ảnh hưởng bởi tự động hóa".

Xu hướng này ngày càng phổ biến trong những năm gần đây, khi số lượng công việc không yêu cầu bằng cấp ngày càng tăng, trong khi gánh nặng nợ học phí vẫn là một vấn đề nan giải. Một khảo sát vào tháng 7 của Business Insider, hợp tác với YouGov, đã cho thấy chỉ 39% thế hệ Z cho rằng việc nâng cao trình độ học vấn là quan trọng đối với họ, và 46% trong số đó không cho rằng việc học đại học xứng đáng với chi phí bỏ ra.

Một cô gái 22 tuổi chia sẻ với BI rằng cô đã quyết định bỏ học đại học chỉ sau vài tháng vì nhận ra rằng các khóa học kinh doanh mà cô đang theo học đều là những chủ đề có thể tự học. Cô không hề hối hận về quyết định của mình: "Thật tuyệt vời khi tôi không phải gánh nặng nợ nần. Tôi không có khoản vay sinh viên nào, trong khi rất nhiều bạn bè của tôi đang mắc nợ 100.000 USD chỉ để có được một công việc với mức lương 60.000 USD một năm."

Tuy nhiên, quan điểm của thế hệ trẻ về giáo dục đại học dường như không phản ánh đầy đủ thái độ chung đối với bằng cấp hoặc chứng chỉ sau trung học. Một báo cáo mới từ Gallup và Lumina Foundation về tình trạng giáo dục đại học năm 2024 cho thấy "sự quan tâm của người trưởng thành trong việc theo đuổi một số hình thức giáo dục đại học đang ở mức cao nhất" mà các tổ chức này từng ghi nhận.

Theo báo cáo, gần như tất cả những người trưởng thành không có bằng đại học đều cho rằng việc có ít nhất một loại chứng chỉ là "cực kỳ" hoặc "rất" có giá trị. Deloitte cũng nhận thấy rằng những người có trình độ học vấn cao hơn có xu hướng đảm nhiệm những công việc mang lại sự an định lâu dài, ít phải tìm kiếm nguồn thu nhập phụ.

Faber cho biết thêm: "Những người có trình độ học vấn cao hơn cảm thấy rằng họ có nhiều mục đích và tác động hơn trong tổ chức của mình. Họ có thể thúc đẩy nhiều thay đổi hơn và có tiếng nói hơn trong việc từ chối các nhiệm vụ hoặc nhà tuyển dụng không phù hợp với niềm tin cá nhân của họ."Mặc dù vậy, chi phí vẫn là một rào cản lớn đối với việc học đại học.

Faber cũng chỉ ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng hơn nam giới coi hạn chế tài chính là lý do khiến họ không theo đuổi giáo dục đại học, mặc dù họ ít có khả năng thiếu hứng thú với việc học lên cao. Điều này cho thấy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại, đặc biệt là khi những người có trình độ học vấn cao hơn cảm thấy tự tin hơn về khả năng nghỉ hưu thoải mái.

Theo Minh Tuệ

doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Trở lên trên