MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái chia sẻ mặt tối sau mác 'banker JPMorgan': Làm ở phố Wall, đi giầy da bóng loáng, diện suit hóa ra không như mơ

28-11-2023 - 15:40 PM | Sống

Quyết định nghỉ việc ngân hàng thật đúng đắn.

Cô gái chia sẻ mặt tối sau mác 'banker JPMorgan': Làm ở phố Wall, đi giầy da bóng loáng, diện suit hóa ra không như mơ - Ảnh 1.

Cô gái chia sẻ mặt tối đằng sau mác nhân viên ngân hàng JPMorgan: Làm banker ở phố Wall, đi dày da bóng loáng, diện suit

Xaviera Ho, một chuyên gia đầu tư 29 tuổi mới đây đã có bài chia sẻ trên BI về quãng thời gian từng làm việc tại JPMorgan. Nội dung như sau:

“Tôi bắt đầu quan tâm đến thị trường tài chính từ hồi 16 tuổi, khi tình cờ đọc được cuốn “Rich Dad Poor Dad” của Robert Kiyosaki. Nó khiến tôi say mê với khái niệm đầu tư và tích lũy tài sản, để rồi nhận ra rằng mình muốn theo học một ngôi trường về kinh doanh.

Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi vào Đại học Kinh doanh Quốc gia Singapore. Trong 4 năm, tôi đi thực tập vài lần tại một ngân hàng đầu tư và quỹ phòng hộ. Ngoài ra, tôi còn tham gia các câu lạc bộ sinh viên liên quan đến đầu tư. Điều này giúp tôi mở rộng kiến thức về tài chính, lại vừa có cơ hội kết nối với các tiền bối và cựu sinh viên.

Sau đó ít lâu, tôi nhận được lời đề mời từ JPMorgan - công ty mình hằng mơ ước.  Năm đầu tiên, mọi thứ thật tuyệt vời. Đã có lúc tôi phải thốt lên “Ôi chúa ơi, tôi đang sống với tư cách nhà phân tích năm thứ nhất tại JPMorgan”.

Năm thứ hai, tôi bắt đầu tham gia tình nguyện tại các sự kiện khách hàng. Tôi nhớ chuyến tham quan trụ sở chính Tencent ở Thâm Quyến - một sự kiện thường niên quy tụ rất nhiều các nhà lãnh đạo và nhà đầu tư hàng đầu. Các sự kiện như thế đã cho tôi cái nhìn bao quát hơn về thị trường cũng như tác động của chúng.

Tuy nhiên đến sau cùng, tôi vẫn chọn cách rời đi.

Văn hóa làm việc ở ngân hàng không phù hợp với quan điểm sống của tôi. Không có cái gọi là cân bằng giữa công việc và cuộc sống bởi tôi thường xuyên phải có mặt tại cơ quan, ngay cả sau giờ làm việc cuối tuần. Tôi nhận ra bản thân muốn được tự do.

Tuy nhiên, chia sẻ với các sinh viên năm cuối tại Đại học Quốc gia Singapore, tôi vẫn khuyên họ nên làm việc tại các ngân hàng lớn nếu muốn theo đuổi sự nghiệp tài chính”.

Không chỉ Xaviera Ho, Alexandra York cũng sẵn sàng từ bỏ công việc nhân viên ngân hàng đáng mơ ước để hiện thực hóa đam mê. Việc phải dậy sớm và làm việc mãi tận tối khuya đã thôi thúc cô đưa ra một quyết định táo bạo.

“Làm nhân viên ngân hàng, đi giầy da bóng loáng và mặc suit tới làm việc tại New York là ước mơ của nhiều người, trong đó có tôi. Thời gian đầu, tôi đắm chìm cho công ty và cống hiến hết mình song giờ đây, tôi dần nhận ra mình không thực sự thích làm một banker”, Alexandra York nói.

Sau khi nghỉ việc, York nảy ra ý tưởng về một chiếc áo sơ mi phá cách và thử tham khảo một số thương hiệu châu Âu và Nhật Bản. Cô yêu thời trang và cũng rất thích mở công ty.

Nghĩ là làm, York dành một phần khoản tiền tiết kiệm được để tạo ra Le Alfré và ra mắt công chúng vào tháng 3/2022. Sáu tháng đầu tiên, hầu như ngày nào cô cũng làm việc từ 5 giờ sáng đến mãi nửa đêm, gần như không ra khỏi nhà vì còn phải học và làm quá nhiều thứ. Thấm mệt, song chia sẻ với BI, York nói đó là đam mê của mình.

Đây không phải người duy nhất từ bỏ công việc văn phòng để khởi nghiệp. Amy Porterfield, cựu Giám đốc phát triển nội dung tại Anthony Robbins Companie, cũng dũng cảm nghỉ việc để thành lập doanh nghiệp truyền thông xã hội và sáng tạo các khóa học trực tuyến. 10 năm sau, cô ra mắt Digital Course Academy – đơn vị hướng dẫn người dùng tự xây dựng doanh nghiệp bán khóa học trực tuyến.

Đến nay, Porterfield đã giúp đỡ được hơn 50.000 sinh viên và kiếm được hàng chục triệu USD (tương đương hàng trăm tỷ đồng). Ngoài ra, cô cũng làm podcast về marketing và nhanh chóng khiến chúng trở nên viral (phổ biến).

Porterfield mới đây còn xuất bản cuốn sách đầu tiên với nội dung “Lấy dũng khí để bỏ việc, kiếm nhiều tiền hơn, làm việc ở nơi bạn muốn và thay đổi thế giới”.

“Thời điểm chuẩn bị rời đi, trong tôi tràn ngập sự nghi ngờ, sợ hãi và lo lắng. Mọi người cảm thấy như vậy là điều dễ hiểu. Tôi cũng mắc phải không ít sai lầm trong quá trình lập nghiệp nhưng chúng hóa ra lại là cơ hội để tôi rút kinh nghiệm và nỗ lực nhiều hơn”, Porterfield nói.

Chia sẻ về quyết định táo bạo, Porterfield cho biết thời gian đầu chỉ tranh thủ thời gian rảnh để kinh doanh. Đây cũng là cách cô kiểm tra khả năng tồn tại của doanh nghiệp.

“Tôi xem xét tình hình tài chính của mình, tính toán xem cần bao nhiêu tiền để thanh toán tất cả các chi phí cho công việc kinh doanh mới. Tôi chỉ tâm sự với chồng, mẹ và bạn thân. Nếu nói với quá nhiều người về dự định của mình, họ sẽ đưa ra hàng loạt lý do bạn không nên thực hiện”, Porterfield cho biết.

Theo: BI, CNBC

Theo Vũ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên