MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng 80% trong 1 tháng, ngay trước thềm xin cổ đông nâng vốn điều lệ gấp 6 lần

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng 80% trong 1 tháng, ngay trước thềm xin cổ đông nâng vốn điều lệ gấp 6 lần

Sau chuỗi 15 phiên tăng mạnh liên tiếp, thị giá VEF hiện đạt 123.700 đồng/cp, tương ứng tăng gần 80% sau 1 tháng.

Thị trường có phiên giảm mạnh gần 5,5 điểm dưới áp lực bán một lần nữa dồn dập vào cuối phiên. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu VEF của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) trở thành điểm sáng hiếm hoi khi tăng kịch trần lên mức 123.700 đồng/cp.

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng 80% trong 1 tháng, ngay trước thềm xin cổ đông nâng vốn điều lệ gấp 6 lần - Ảnh 1.

Đây cũng là phiên thứ 3 liên tiếp thị giá VEF tăng hết biên độ và cũng là phiên thứ 15 liên tiếp tăng điểm của mã cổ phiếu này. Với biên độ cho phép lên tới 15% trên sàn UPCoM, dễ dàng để VEF tăng hơn 67% từ đầu tháng để lên ngưỡng giá cao nhất 10 tháng. Thanh khoản theo đó cũng gia tăng lên hàng chục nghìn đơn vị được khớp lệnh mỗi phiên.

Xét trong 1 tháng, thị giá VEF tăng thêm 80%. Giá trị vốn hoá của công ty ghi nhận mức tăng gần 8.300 tỷ, hiện đạt 20.608 tỷ đồng.

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng 80% trong 1 tháng, ngay trước thềm xin cổ đông nâng vốn điều lệ gấp 6 lần - Ảnh 2.

Diễn biến đầy tích cực của VEF ghi nhận trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 diễn ra trong ngày 25/5 tới đây. Tại lần đại hội này, VEF dự kiến trình cổ đông nhiều nội dung quan trọng trong đó đáng chú ý nhất là tờ trình xin về kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn điều lệ.

Cụ thể, VEF muốn chào bán gần 853 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:5,12 tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VEF có quyền mua thêm 5,12 cổ phiếu phát hành mới. Nếu đợt phát hành thành công, vốn điều lệ của doanh nghiệp này sẽ tăng gấp hơn 6 lần, từ 1.666 tỷ lên mức 10.196 tỷ đồng.

Giá phát hành dự kiến 10.000 đồng/cp, tương ứng số tiền thu về gần 8.530 tỷ đồng. Cổ phiếu phát hành cho bên có quyền mua không bị hạn chế chuyển nhượng.

Về kế hoạch sử dụng nguồn vốn thu về, VEF sẽ dùng 1.467 tỷ đồng để bổ sung vốn thực hiện dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia (Hà Nội); gần 6.976 tỷ đồng để thực hiện dự án Khu đô thị mới tại huyện Đông Anh (Hà Nội) và 87 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động.

Thực tế, kế hoạch tăng vốn đã được VEF trình lên trong hai năm 2021 và 2022 trước đó, song đều chưa thể thực hiện được.

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng 80% trong 1 tháng, ngay trước thềm xin cổ đông nâng vốn điều lệ gấp 6 lần - Ảnh 3.

Ngoài kế hoạch tăng vốn kể trên, VEF trong lần đại hội tới cũng sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch không chia cổ tức năm 2022, toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sẽ được giữ lại để bổ sung vốn kinh doanh.

Hoàn thành hơn nửa mục tiêu lợi nhuận chỉ sau 1 quý

Theo tìm hiểu, CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam thành lập nằm 1974, tiền thân là khu triển lãm Giảng Võ, nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của thủ đô Hà Nội và các Bộ, ngành Trung ương.

Năm 2015, Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam hoàn tất cổ phần hoá với vốn điều lệ là 1.666 tỷ đồng. Tập đoàn Vingroup (VIC) hiện là cổ đông lớn nhất của VEFAC (VEF) với tỉ lệ sở hữu 83,32%.

Hiện tại, VEFAC đang là chủ đầu tư của 4 dự án lớn gồm khu đô thị mới Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Dự án thứ hai là trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia tại xã Đông Hội, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Dự án thứ ba là tổ hợp trung tâm dịch vụ thương mại và nhà ở Vinhomes Gallery tại số 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Dự án thứ tư là khu chức năng đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long tại phường Mễ Trì, phường Trung Văn, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội.

Lên kế hoạch kinh doanh cho năm 2023, VEF đặt mục tiêu doanh thu đạt 10 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ và chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế giảm 37% xuống mức 200 tỷ đồng. Những năm gần đây, lợi nhuận của VEF không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi mà chủ yếu nhờ lãi các khoản tiền gửi và cho vay. Vì thế, không bất ngờ khi khoản mục lợi nhuận của doanh nghiệp này luôn cao gấp nhiều lần so với doanh thu.

Riêng trong quý 1, BCTC ghi nhận doanh thu của VEF tăng gấp 6 lần cùng kỳ lên hơn 2 tỷ đồng. Nhờ khoản doanh thu tài chính 132 tỷ nên VEF lãi sau thuế 103 tỷ đồng, tăng 27% so với quý 1/2022 và tương ứng đạt hơn nửa mục tiêu đề ra. Công ty cho biết lợi nhuận tăng tốt so với cùng kỳ chủ yếu từ tăng doanh thu tổ chức hội chợ, triển lãm.

Cổ phiếu công ty con của Vingroup tăng 80% trong 1 tháng, ngay trước thềm xin cổ đông nâng vốn điều lệ gấp 6 lần - Ảnh 4.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên