MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có tới hơn 200.000 ca nhiễm, tại sao New York trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới?

15-04-2020 - 15:15 PM | Tài chính quốc tế

Có lẽ đây là một tuần lễ vô cùng "đáng nhớ" đối của người dân của Tiểu bang New York với một cột mốc không thể bi thảm hơn: Hiện tại đây là nơi có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ngoài Mỹ.

Tổng số 203.020 ca nhiễm của New York tính đến ngày 14 tháng 4 cao hơn cả Tây Ban Nha và Ý - đều là các quốc gia có dân số lớn hơn New York nhiều lần.

Theo báo cáo của CNN, căn bệnh này đang giết chết người dân New York. Trong số hơn 25.000 ca tử vong ở Mỹ, có tới hơn 10.000, tương đương 40%, xảy ra ở New York. Tỷ lệ tử vong là 4,7%, so với 3,4% phần còn lại của đất nước, dựa trên dữ liệu từ Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Hệ thống Johns Hopkins.

Thành phố New York và các quận ngoại ô- Nassau, Suffolk, Westchester và Rockland - đóng góp 93% số ca nhiễm trên toàn tiểu bang. Hơn nữa, tại Thành phố New York, tỷ lệ tử vong của Covid-19 cao hơn hầu hết các quốc gia khoảng 6%.

Vậy tại sao New York lại chịu ảnh hưởng lớn hơn rất nhiều so với hầu hết các khu vực khác của đất nước?

Có phải lý do đơn giản là quy mô dân số và mật độ? New York là thành phố đông dân nhất của nước Mỹ, với hơn 8 triệu người, gấp đôi so với Los Angeles. Nhưng New York có trường hợp nhiễm bệnh cao gấp tám hoặc chín lần so với bất kỳ thành phố nào khác. Không một thành phố nào có số ca lây nhiễm cao như New York.

Lưu ý về các con số: Việc tính toán trường hợp và tỷ lệ tử vong là khó khăn vì hầu hết việc đếm được thực hiện bởi quận, khu vực hoặc giáo xứ chứ không phải thành phố, và vì vậy các con số có thể không chính xác. Nhưng kể cả vậy, tỷ lệ lây nhiễm của New York vẫn cao vượt mức.

Vậy nếu xét về mật độ dân số? Covid-19 lây lan nhanh nhất khi mọi người tụ tập lại - trong nhà thờ hoặc tàu du lịch, trong các sự kiện ngoài trời như buổi hòa nhạc hoặc Mardi Gras, hoặc có thể trong các căn hộ nhỏ có nhiều bạn cùng phòng hoặc gia đình lớn. Với 27.000 người trên mỗi dặm vuông, New York hiển nhiên là nơi có mật độ cao nhất cả nước, mặc dù chưa phải cao nhất toàn thế giới. Ví dụ, nhiều thành phố ở châu Á có mật độ gần 40.000 người trên mỗi dặm vuông.

Mật độ có thể giải thích một số khác biệt, nhưng không phải tất cả. Khu vực đông nhất của New York là Manhattan, trong khi Queens ở vị trí thứ tư trên năm. Nhưng Queens có tỷ lệ lây nhiễm và tử vong gấp khoảng hai lần so với Manhattan.

Có thể đó là vì rất nhiều xét nghiệm đang được thực hiện ở New York. Nếu bạn xét nghiệm nhiều hơn, bạn sẽ phát hiện ra nhiều ca lây nhiễm hơn, và nếu phát hiện ra nhiều hơn, bạn sẽ càng xét nghiệm nhiều hơn nữa; và tỷ lệ xét nghiệm ở New York có thể tương đương với các quốc gia áp dụng chương trình xét nghiệm tích cực, như Iceland và Hàn Quốc và Đức. Tuy nhiên, so với xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm, sự chính xác tuyệt đối trong thống kê công tác xét nghiệm ở cộng đồng là không thể, bất chấp những nỗ lực không mệt mỏi của các nhóm như Covidtracking.com, Worldmeter và Ourworld in data.

Hơn nữa, lời khuyên hiện tại - hãy ở nhà nếu bạn bị nghi nhiễm và không được đi kiểm tra càng khiến các con số trở nên không chắc chắn. Rõ ràng, rất nhiều người có thể đã tử vong tại nhà do covid-19 song không được chẩn đoán. Thành phố New York có thể đang xét nghiệm với tốc độ nhanh hơn các nơi khác và điều này có thể khiến tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn, song chúng ta vẫn sẽ không bao giờ có được một bức tranh chính xác..

Số lượng lớn các trường hợp và tỷ lệ có thể được giải thích bởi các lý do trên - cộng với thực tế là dịch bệnh xảy ra ở thành phố New York trước một hoặc hai tuần so với nhiều nơi khác. Dịch bệnh diễn ra càng lâu thì càng có nguy cơ bùng phát cao hơn.

Điều đáng lo ngại hơn là tỷ lệ tử vong gia tăng ở thành phố New York. Như đã được ghi nhận, điều này là do sự quá tải ở bệnh viện thành phố. Chúng ta sẽ không bao giờ biết có bao nhiêu người chết do sự chuẩn bị sơ sài trước đại dịch, nhưng những tác động to lớn thì đã hiện ra rõ ràng.

Tỷ lệ tử vong khoảng 6% là khá cao, mặc dù con số này ở các nước Châu Âu đã vượt trội hơn khi dịch bệnh kéo dài. Khi những bệnh nhân bị cách ly nhiều tuần đã bắt đầu tử vong, tỷ lệ nhiễm mới giảm song các trường hợp tử vong tăng chóng mặt.

Thành phố New York cũng đã có một "ổ dịch nam giới", nhiều người đàn ông đã được chẩn đoán, nhập viện và đã chết.

Đáng buồn thay, tuy nhiên, lời giải thích phù hợp nhất cho tỷ lệ tử vong cao là việc chăm sóc sức khỏe không đầy đủ đối với nhóm thiểu số và người nghèo trên khắp thành phố New York, cũng như ở phần còn lại của đất nước. Tiểu bang và thành phố New York hiện mới chỉ công bố phân loại các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong theo chủng tộc, cũng như bằng mã zip, một thay thế cho tỷ lệ nghèo. Rõ ràng là bệnh nặng không được phân phối đồng đều theo chủng tộc và sắc tộc. Cộng đồng người da đen (có gốc Cuba, Mexico, Puerto Rico, Nam hoặc Trung Mỹ) đại diện cho 51% dân số thành phố, nhưng chiếm tới 62% số ca tử vong Covid-19. Họ có tỷ lệ tử vong cao gấp đôi so với người da trắng, khi điều chỉnh theo tuổi. Điều này có thể là do cả hai tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong được chẩn đoán ở nhóm người này cao hơn.

Sự chênh lệch này có thể là kết quả của một số yếu tố. Các tình trạng bệnh đồng mắc, như cao huyết áp và tiểu đường có liên quan chặt chẽ đến tử vong do Covid-19 phổ biến hơn ở các cộng đồng da đen châu Mỹ Latin. Nhưng nguyên nhân gây ra việc kiểm soát yếu kém các căn bệnh như tăng huyết áp và tiểu đường là gì? Đó là do thiếu vắng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp. Những người không thể dễ dàng tìm thấy dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt vì lý do tiền bạc, thời gian, địa điểm hoặc niềm tin có nhiều khả năng ở nhà không được chẩn đoán và lan truyền virus - cũng như gặp phải sự chậm trễ gây tử vong trong chẩn đoán và điều trị.

Giải thích này áp dụng ở Thành phố New York cũng như đối với Ý, New Orleans và có lẽ cả Iran: virus tận dụng yếu điểm trong sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, có thể là tuổi cao, bệnh nền hoặc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc.

Hy vọng rằng, đại dịch Covid-19 sẽ buộc thế giới phải suy nghĩ một cách thành thực với nhiều thiếu sót đã được phơi bày, và xây dựng một phương pháp tư duy tiến bộ, công bằng, cho phép các bác sĩ và y tá chăm sóc những người cần giúp đỡ. Thất bại trong vấn đề này có thể khiến cái chết của những người quá cố thêm phần ám ảnh và gây ra nhiều sự đáng tiếc khác cho những người còn sống.

Theo CNN

Mỹ LInh

Tổ Quốc

Từ Khóa:
Trở lên trên