MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ trưởng gây chấn động ngành hàng không Mỹ vì xử lý trái quy định: Dù cứu được người nhưng vẫn phải đối mặt với vành móng ngựa, cái kết chẳng ai ngờ

01-07-2023 - 00:13 AM | Sống

Cơ trưởng gây chấn động ngành hàng không Mỹ vì xử lý trái quy định: Dù cứu được người nhưng vẫn phải đối mặt với vành móng ngựa, cái kết chẳng ai ngờ

Với quyết định liều lĩnh, cơ trưởng đã nâng tỷ lệ sống sót lên mức tối đa.

15/1/2009, chuyến bay US Airways Flight 1549 khởi hành từ sân bay New York đến Bắc Carolina.

Cơ trưởng của chuyến bay là Chesley Sully Sullenberger - một phi công công kỳ cựu với 40 năm kinh nghiệm và 20.000 giờ bay; và cơ phó Jeff Skiles. Theo dự tính, thời gian di chuyển sẽ kéo dài khoảng 2h đồng hồ, nhưng chỉ 20 phút sau khi cất cánh, máy bay đã hạ cánh ngay trên sông Hudson từ độ cao gần 1000m.

Sự cố ập đến chỉ sau 5 phút cất cánh

Trên máy bay có tất cả 150 hành khách và 5 phi hành đoàn. Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khoảng 5 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay Airbus đã va chạm với một đàn chim khiến cả 2 động cơ hỏng hóc nghiêm trọng (một vài hành khách cho biết họ đã ngửi thấy mùi xăng bên trong cabin). Sau khi thực hiện các thao tác để phản ứng với tình huống, cơ trưởng Sully đã gọi radio đến đài kiểm soát không lưu, thông báo tình trạng khẩn cấp và yêu cầu sự trợ giúp.

Khi đó, máy bay đang ở độ cao hơn 900m và không có cách nào để quay lại, hạ cánh trên đường băng hoặc mặt đất. Ông đã phát tín hiệu yêu cầu giúp đỡ tới đài kiểm soát không lưu và được hướng dẫn hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Teterboro, nơi gần nhất. Tuy nhiên, máy bay đang dần mất độ cao và suýt va chạm với cầu George Washington.

Cơ trưởng gây chấn động ngành hàng không Mỹ vì xử lý trái quy định: Dù cứu được người nhưng vẫn phải đối mặt với vành móng ngựa, cái kết chẳng ai ngờ - Ảnh 1.

Cơ trưởng Sully là người đã có nhiều năm kinh nghiệm. Ảnh: Entrepreneur

Pha xử lý đi trái quy tắc

Nhưng với kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề, ông biết không thể làm theo hướng dẫn, và quyết định đổi hướng hạ cánh ngay tại Hudson. Cơ trưởng Sully điều khiển máy bay hạ cánh xuống giữa dòng sông Hudson. Sau vài phút, chiếc máy bay đáp xuống mặt nước. Vào thời điểm đó, chỉ còn 90 giây trước khi xảy ra màn hạ cánh liều lĩnh.

Cơ trưởng sau đó đã ngay lập tức phát tín hiệu di tản dành cho phi hành đoàn và hành khách ra phía cánh máy bay. Mọi người đều không hoảng loạn. Đội cứu hộ từ đất liền chỉ mất khoảng 4 phút để tiếp cận địa điểm cứu nạn. Toàn bộ hành khách sống sót, còn truyền thông thì nhắc đi nhắc lại: "Chúng ta đã có một phép màu tại Hudson."

Ông Sully là người cuối cùng rời khỏi cabin để chắc chắn rằng mình không bỏ sót bất kì một hành khách nào trên chiếc máy bay đang chuẩn bị chìm. Theo nhiều chuyên gia hàng không, cơ trưởng Sully đã tính toán rất kỹ khi hạ cánh trên sông Hudson tại địa điểm gần khu vực hoạt động sầm uất của các công ty du lịch trên thuyền.

Cơ trưởng gây chấn động ngành hàng không Mỹ vì xử lý trái quy định: Dù cứu được người nhưng vẫn phải đối mặt với vành móng ngựa, cái kết chẳng ai ngờ - Ảnh 2.

Các hành khách đều sống sót. Ảnh: Good Morning America

Từ người hùng trở thành kẻ có tội

Là người hùng trong vụ máy bay gặp sự cố trên, ít ai có thể ngờ rằng sau sự kiện này cơ trưởng Sully và các thành viên tổ bay đối mặt với chỉ trích rằng việc cho máy bay hạ cánh trên sông có thể trở thành thảm kịch. Hội đồng An toàn giao thông Mỹ (NTSB) và các cơ quan tình báo điều tra nguyên nhân gây ra vụ "rơi máy bay" đã nghi ngờ cơ trưởng Sully và đặt câu hỏi về quyết định liều lĩnh cũng như khả năng điều khiển máy bay của ông.

Các chuyên gia đều khẳng định nếu như động cơ không hoạt động, việc trở lại sân bay là điều không thể. Tuy nhiên, trong trường hợp có một sân bay nhỏ ở ngay cạnh thay thế, cụ thể là sân bay Teterboro (New Jersey), thì quyết định hạ cánh xuống giữa sông Hudson là một việc quá mạo hiểm, ít ai dám làm. Nếu như góc hạ cánh quá dốc thì có thể gây ra áp lực với mặt nước, sẽ khiến cánh máy bay bị gãy và nhanh chóng khiến cả chiếc phi cơ lao thẳng xuống dưới đáy sông.

Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, các nhân viên của NTSB đã thử nghiệm các cuộc mô phỏng với những thông số trong hiện trạng máy bay 1549 khi mất cả hai động cơ, nhằm kiểm tra liệu rằng nó có thể quay về sân bay LaGuardia thành công hay không. Trong gần 24 chuyến bay mô phỏng tại trung tâm điều hành Toulouse (Pháp) do các viên phi công dày dạn kinh nghiệm thực hiện, có đến hơn một nửa số chuyến bay trở về được LaGuardia và Teterboro mà không hề bị sứt mẻ.

Cơ trưởng gây chấn động ngành hàng không Mỹ vì xử lý trái quy định: Dù cứu được người nhưng vẫn phải đối mặt với vành móng ngựa, cái kết chẳng ai ngờ - Ảnh 3.

Cơ trưởng bị điều tra vì hành vi làm trái quy định của mình. Ảnh: CNN

Cái kết viên mãn

Đối mặt với sự nghi ngờ bủa vây trong suốt 15 tháng, cơ trưởng Sully trong phiên điều trần cuối cùng đã giải thích: "Sự khác biệt giữa một cuộc mô phỏng và một tình huống khẩn cấp diễn ra đời thực là con người, là phi công. Không một ai biết trước mình sẽ ở trong sự cố như vậy. Cũng không một ai được huấn luyện để có thể thoát khỏi tình trạng nguy cấp như những gì tôi trải qua”.

Cuối cùng Hội đồng An toàn giao thông Mỹ kết luận cơ trưởng Sully đã có quyết định đúng đắn trong khoảnh khắc nguy hiểm đó và xứng đáng được tôn vinh như một vị anh hùng.

Chiếc máy bay Airbus ngày hôm đó cũng đã được đưa vào bảo tàng và không tiếp tục phục vụ hành khách nữa.

Tới nay, sự kiện kỳ diệu về cơ trưởng Sully cùng tất cả cơ quan cứu hộ vẫn được người ta nhắc đến rất nhiều qua sách, truyện và phim ảnh, bộ phim "cơ trưởng Sully" có lẽ là tác phẩm điện ảnh tái hiện lại chân thực nhất về câu chuyện này.

Tổng hợp

Thùy Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên