MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đang khoẻ mạnh, nam giáo viên bất ngờ mắc bệnh thận: 3 dấu hiệu cần đi khám để điều trị sớm, tránh hậu quả

14-01-2021 - 18:49 PM | Sống

Đang khoẻ mạnh, nam giáo viên bất ngờ mắc bệnh thận: 3 dấu hiệu cần đi khám để điều trị sớm, tránh hậu quả

Trong một lần đi khám sức khoẻ định kỳ anh F (24 tuổi, quốc tịch Anh làm giáo viên tại Hà Nội) đã phát hiện căn bệnh thận hiếm gặp.

Trước khi đi khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân F chưa phát hiện bất thường như sốt, đau hông lưng, đau ngực, khó thở hay gầy sụt cân; Đại tiểu tiện bình thường, nước tiểu trong, không buốt dắt, không tiểu máu hay cặn sỏi; Chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ, tập thể dục thể thao thường xuyên.

Trong quá trình siêu âm, các bác sĩ phát hiện ra bị giãn đài bể thận niệu quản trái chưa rõ nguyên nhân mặc dù trước đây, bệnh nhân đã siêu âm tại nhiều đơn vị khác chưa phát hiện ra bất thường.

Đang khoẻ mạnh, nam giáo viên bất ngờ mắc bệnh thận: 3 dấu hiệu cần đi khám để điều trị sớm, tránh hậu quả - Ảnh 1.

Hình ảnh chụp CT thận của bệnh nhân F, ảnh BSCC.

Nhận thấy bệnh nhân có bất thường về hình thái thận, BSCKI. Hồ Mạnh Linh, Chuyên khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã chỉ định bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu có dựng hình đường bài xuất và khảo sát mạch thận.

Qua hình ảnh chụp CT cho thấy, hình ảnh động mạch thận phụ bên trái xuất phát từ động mạch chủ hướng về phía cực dưới thận trái. Tĩnh mạch thận phụ đi kèm động mạch nói trên giãn đường kính 10mm do bất thường vị trí đổ về tĩnh mạch chậu chung trái.

Bể thận trái giãn đường kính trước sau 20mm do niệu quản xung đột với động tĩnh mạch thận phụ. Niệu quản sau vị trí xung đột không thấy giãn; Hai thận kích thước bình thường không có sỏi; Hố thượng thận hai bên không thấy khối bất thường.

Bệnh nhân F được chẩn đoán bị giãn bể thận trái do đoạn niệu quản xuất phát xung đột với động - tĩnh mạch thận phụ và tư vấn nên phẫu thuật ghép niệu quản để giải phóng tắc nghẽn.

Theo bác sĩ Linh bất thường mạch thận bẩm sinh là một trường hợp hiếm gặp ở Việt Nam. Các ca bệnh khác thường gặp là do sỏi, u cục, hậu phẫu, sang chấn niệu quản gây hẹp niệu quản. Tuy nhiên, bệnh nhân F là do động - tĩnh mạch thận kẹp vào niệu quản gây ra và khi đã xảy ra tại một vị trí thì có thể đi kèm với các bất thường mạch tại các vị trí khác.

Bất thường mạch thận bẩm sinh thường không có triệu chứng, chỉ khi có xung đột với các thành phần giải phẫu khác dẫn đến biến chứng gây chèn ép, hẹp động mạch, hẹp niệu quản, giãn đài bể thận có thể có các triệu chứng như:

- Đau hông, lưng

- Rối loạn tiểu tiện: Đi tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt

- Tăng huyết áp…

Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây hậu quả nhiễm trùng đường tiết niệu và tổn thương thận không hồi phục, thậm chí phải cắt bỏ khi có tắc nghẽn gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Vì vậy, người dân cần khám sức khỏe, siêu âm định kỳ tại các cơ sở uy tín là rất quan trọng.

"Để chẩn đoán chuyên sâu tìm nguyên nhân hẹp niệu quản, chỉ định chụp cắt lớp vi tính hệ tiết niệu dựng hình là một thăm dò đắc lực. Nhưng kỹ thuật này cần tiêm thuốc cản quang, mang theo những nguy cơ (không thường gặp) về dị ứng, phản vệ, tổn thương cầu thận cấp… Do đó nên cân nhắc chụp và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi đã có đánh giá đầy đủ", bác sĩ Linh nói.

Theo Ngọc Minh

Doanh nghiệp & Tiếp thị

Trở lên trên