MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đằng sau hình ảnh bồn cầu "nổ" như pháo hoa là lời cảnh báo của các chuyên gia về việc xả nước mà không đóng nắp bồn cầu

06-11-2020 - 22:21 PM | Sống

Một lần xả bồn cầu mà không đóng nắp sẽ tạo ra hàng nghìn hạt khí nhỏ chứa vi khuẩn và vi trùng làm ô nhiễm các bề mặt xung quanh cách xa nó 1,8 mét.

Đóng nắp bồn cầu trong khi xả nước là lời khuyên của các chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh dành cho tất cả mọi người. Bởi vi khuẩn sẽ phát tán vào không khí khi bị đẩy từ bồn cầu ra ngoài trong quá trình xả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng làm theo lời khuyên này.

Theo một khảo sát của Harpic – một công ty chuyên sản xuất chất tẩy rửa nhà vệ sinh có mặt khắp nơi trên thế giới, từ Châu Phi, Trung Đông, Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương đến Châu Âu và Châu Mỹ, cho thấy có đến 55% người Anh không đóng nắp bồn cầu khi xả nước, mặc dù 34% trong số họ ý thức được sự mất vệ sinh khi không thực hiện hành động này.

Khi được hỏi tại sao họ không đóng nắp khi xả bồn cầu, những lý do hàng đầu được mọi người đưa ra là không biết việc này là cần thiết chiếm 47%, cảm thấy sợ chạm vào nắp chiếm 29% và 24% còn lại là quên.

Hàng ngàn hạt khí nhỏ chứa vi khuẩn và vi trùng sẽ bắn xa 1,8 mét nếu nắp bồn cầu được mở trong khi xả nước.

Chính vì vậy, công ty Harpic đã mở một chiến dịch Close The Lid (tạm dịch: Đóng nắp) để kêu gọi mọi người hãy thực hiện việc đảm bảo vệ sinh bằng cách đóng nắp bồn cầu trong khi xả nước. Và để minh họa cho mọi người thấy vi khuẩn sẽ được đẩy ra từ bồn cầu như thế nào, công ty Harpic đã thực hiện một thí nghiệm.

Đằng sau hình ảnh bồn cầu nổ như pháo hoa là lời cảnh báo của các chuyên gia về việc xả nước mà không đóng nắp bồn cầu - Ảnh 1.

Công ty Harpic đã thực hiện một thí nghiệm cho thấy sự nguy hiểm của việc không đóng nắp bồn cầu khi xả nước.

Bằng cách sử dụng camera chuyên dụng tốc độ cao, các chuyên gia đã ghi lại được hình ảnh trông giống như pháo hoa đang nổ bên trên bồn cầu. Song, thực chất đó chính là những hạt khí chứa đầy vi khuẩn và vi trùng bắn ra từ bồn cầu và được phóng thích vào không khí đến tận 1,8 mét. Sau đó, nó sẽ bám vào các bề mặt vật dụng hoặc thậm chí là người đang có mặt trong khu vực đó.

Đằng sau hình ảnh bồn cầu nổ như pháo hoa là lời cảnh báo của các chuyên gia về việc xả nước mà không đóng nắp bồn cầu - Ảnh 2.

Trông thì như pháo hoa nổ rực rỡ nhưng thực chất đó là những hạt khí chứa đầy vi trùng vi khuẩn được giải phóng ra khỏi bồn cầu.

Một người cộng sự tham gia trong cuộc nghiên cứu này tại Harpic cho biết: "Chưa bao giờ chúng ta cần phải quan tâm đến việc chăm sóc kỹ lưỡng nhà cửa đến thế. Mặc dù nguy cơ lây lan vi trùng, vi khuẩn trong phòng tắm nhà vệ sinh thì ai cũng biết, nhưng có lẽ hiếm người biết nó lại nguy hiểm như thế này".

Đằng sau hình ảnh bồn cầu nổ như pháo hoa là lời cảnh báo của các chuyên gia về việc xả nước mà không đóng nắp bồn cầu - Ảnh 3.

Những hạt khí này có thể bắn xa 1,8 mét sau đó bám vào các vật dụng và người.

Đằng sau hình ảnh bồn cầu nổ như pháo hoa là lời cảnh báo của các chuyên gia về việc xả nước mà không đóng nắp bồn cầu - Ảnh 4.

Nó còn gây ra bệnh viêm đường hô hấp dưới, như viêm phế quản, viêm khí quản, viêm các phế nang... nếu một người chạm tay vào bề mặt bị nhiễm bẩn rồi đưa lên mũi hoặc miệng.

Người này cũng cho biết thêm rằng những hạt khí chứa vi khuẩn này có khả năng đi đến đường hô hấp và gây ra viêm đường hô hấp dưới, như viêm phế quản, viêm khí quản, viêm các phế nang… Nếu một người chạm vào bề mặt bị ô nhiễm thì họ sẽ có thể nhiễm bệnh khi chạm tay vào mũi hoặc miệng.

Cần phải làm gì khi làm vệ sinh nhà tắm và nhà vệ sinh?

Thông qua thí nghiệm này, các chuyên gia về lĩnh vực vệ sinh không những muốn mọi người nâng cao hơn nhận thức về việc giữ vệ sinh trong khi xả nước bồn cầu, mà còn đưa ra một quy trình đơn giảm gồm 3 giai đoạn khi dọn dẹp nhà tắm, nhà vệ sinh:

Đằng sau hình ảnh bồn cầu nổ như pháo hoa là lời cảnh báo của các chuyên gia về việc xả nước mà không đóng nắp bồn cầu - Ảnh 5.

Mọi người cần phải đóng nắp bồn cầu trong khi xả nước (Ảnh minh họa).

- Đóng nắp bồn cầu khi xả nước để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi trùng, vi khuẩn.

- Đảm bảo rằng bạn đang sử dụng chất tẩy rửa nhà vệ sinh loại bỏ cặn vôi - nơi trú ngụ của vi trùng để duy trì bồn cầu cũng như phòng tắm được sạch sẽ tối ưu.

- Mang găng tay trong khi làm sạch để bảo vệ bản thân khỏi các chất tẩy rửa độc hại và nhớ rửa lại tay bằng xà phòng sau khi làm vệ sinh xong.

"Với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực vệ sinh, công ty Harpic luôn sẵn sàng giúp mọi người bảo vệ sức khỏe trong khi ở nhà. Chúng tôi hy vọng chiến dịch Close The Lid sẽ giúp mọi người thay đổi một thói quen thường ngày để mang lại lợi ích sức khỏe lâu dài cho bản thân và gia đình", người đại diện công ty Harpic chia sẻ.

Nguồn: Mirror

Theo Hồng Hạnh

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên