MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHĐCĐ Searefico (SRF): Nếu tăng vốn được trong năm qua đã có thể có 100 tỷ lợi nhuận mà không quá vất vả!

ĐHĐCĐ Searefico (SRF): Nếu tăng vốn được trong năm qua đã có thể có 100 tỷ lợi nhuận mà không quá vất vả!

Theo đó, năm 2021, bên cạnh việc huy động vốn từ nhà đầu tư trong nước, SRF cũng hướng đến đông đảo nhà đầu tư ngoại. Đại hội theo đó cũng thống nhất chủ trương tăng tối đa tỷ lệ sở hữu ngoại lên 100%.

Ngày 20/4/2021, CTCP Kỹ nghệ Lạnh (Searefico, SRF) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2021, thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh số ký hợp đồng 1.600 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2020. Doanh thu tương ứng 1.350 tỷ đồng, giảm 10% và LNST 43 tỷ đồng, đi ngang năm ngoái. Mức cổ tức dự kiến là 10%.

Theo Công ty, hoạt động cốt lõi (cơ điện công trình và lạnh công nghiệp) đang gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh lớn, tỷ lệ lãi gộp có xu hướng giảm và đang duy trì ở mức thấp (<10%). Chưa kể, năm 2020 tình hình kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn do Covid-19, dẫn đến còn nhiều tồn đọng. Cụ thể, các chủ đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng phải kéo dài tiến độ, làm tăng chi phí thực hiện dự án. Ngoài ra, một số công nợ khó đòi, quá hạn cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận SRF.

Ứng phó, SRF cho biết đã chuyển định hướng phát triển trung và dài hạn sang lĩnh vực kho thông minh, song song dịch chuyển dịch vụ EPC tập trung vào các khách hàng tiềm năng trong ngành công nghệ - công nghiệp. Theo SRF, đây là các lĩnh vực có hàm lượng khoa học công nghệ cao được thực hiện theo định hướng đa dạng hoá nguồn thu, tăng tỷ trọng doanh thu hoạt động mà Công ty đã định hướng từ những năm trước khi thị trường xây dựng cũng như BĐS du lịch bắt đầu gặp khó khăn.

Hiện, SRF đã có 6-7 dự án lớn trong vai trò tổng thầu D&B, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho nhóm Searefico Group. Năm 2021, Công ty sẽ tiếp tục tái cấu trúc để tăng hiệu quả, trong đó bao gồm hoạt động tái định vị thương hiệu Searefico Holdings, thay đổi bổ sung quy chế quản trị… Người đứng đầu bày tỏ: "Tái cấu trúc ở đây không phải giảm chi phí, vì không ai giàu bằng cách tiết kiệm. Mà chúng ta sẽ tái cơ cấu sao cho 1 đồng chi phí bỏ ra hiệu quả cao hơn. Ví dụ động thái thu gọn bộ máy để giảm bớt các khâu quản lý, tăng tốc độ quyết định để kịp thời hơn".

Kết thúc năm 2020, SRF đạt 1.486,3 tỷ doanh thu, giảm 13% so với năm 2019, LNST thu về 43 tỷ đồng, giảm gần nửa. Với kết quả trên, SRF thống nhất chia cổ tức tỷ lệ 10% bằng cổ phiếu.

Theo kế hoạch, SRF sẽ phát hành hơn 3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm chi trả cổ tức theo quyết định trên. Nguồn vốn phát hành từ LNST chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2020. Thời gian thực hiện trong năm 2021, ngày cụ thể được uỷ quyền cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Song song, Công ty cũng lên phương án phát hành riêng lẻ, tổng giá trị chào bán tối đa theo mệnh giá là 65 tỷ đồng (~6,5 triệu cổ phiếu). Giá chào bán chưa được công bố, số cổ phần mới sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Nói về câu chuyện tăng vốn, phía SRF nhấn mạnh năm 2021 sẽ rút bài học từ năm 2020: do không tăng vốn kịp thời đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Ông Lê Tấn Phước – Chủ tịch HĐQT – chia sẻ: "Nếu tăng vốn được trong năm qua đã có thể có 100 tỷ lợi nhuận mà không quá vất vả, thông qua M&A. Tuy nhiên, kế hoạch tăng vốn năm 2020 đã không thực hiện được".

Theo đó, năm 2021, bên cạnh việc huy động vốn từ nhà đầu tư trong nước, SRF cũng hướng đến đông đảo nhà đầu tư ngoại. Đại hội theo đó cũng thống nhất chủ trương tăng tối đa tỷ lệ sở hữu ngoại lên 100%.

Tri Túc

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên