MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam, PMI tháng 5 tăng 10 điểm

PMI tháng 5 tăng 10 điểm lên 42,7.Dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam là động lực chính khiến PMI lấy lại đà tăng sau khi giảm sâu kỷ lục 9 năm vào tháng 4.Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit cho rằng PMI tháng 5 có nhiều thay đổi tích cực nhưng ngành sản xuất vẫn còn nhiều thách thức.

IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Việt Nam đạt 42,7 điểm, tăng 10 điểm so với mức thấp kỷ lục 9 năm của tháng 4. PMI tăng do dịch Covid-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam, nhà đầu tư lạc quan về triển vọng sản lượng ngành sản xuất sẽ tích cực vào năm tới. Từ đầu năm đến nay, PMI có tháng đầu tiên ghi nhận tăng. 

Tháng 4, PMI Việt Nam là 32,7 điểm, giảm hơn 9 điểm so với tháng 3. Sản lượng, số lượng đơn hàng mới cũng giảm rất mạnh khiến việc làm và hoạt động mua hàng phải ngừng hoạt động hoặc hủy đơn hàng. Lần đầu tiên nhà đầu tư xuất hiện tâm lý tiêu cực về triển vọng kinh doanh.

Dịch Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam, PMI tháng 5 tăng 10 điểm - Ảnh 1.

PMI tháng 5 của Việt Nam đạt 42,7 điểm, tăng 10 điểm so với mức thấp kỷ lục hồi tháng 4. Ảnh: Reuters.


Báo cáo của IHS Markit còn cho thấy việc gián đoạn chuỗi cung ứng khiến nhà sản xuất khó tìm nguyên liệu đầu vào vẫn hiện hữu và chi phí sản xuất vẫn ở mức cao. Dù vậy, nhà sản xuất vẫn phải giảm giá thành sản phẩm để thu hút thêm nhiều đơn hàng mới.Dù thế, tâm lý lo ngại dịch còn kéo dài vẫn là một trong những yếu tố khiến PMI tháng 5 không thể lấy lại đà tăng cao hơn. Cùng với đó, sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều ghi nhận mức giảm chưa từng thấy so với thời điểm chưa có dịch Covid-19 xảy ra.

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, cho biết Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch Covid-19 nên nền kinh tế đang bước vào giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, PMI tháng 5 cho thấy sức khỏe ngành sản xuất vẫn còn nhiều thách thức. Theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ được cải thiện và gắn với sự phục hồi của thị trường thế giới.

Trước đó, theo công bố của Tổng cục Thống kê chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tháng 5 cũng ghi nhận mức tăng 11,2% so với tháng 4. Tuy nhiên, tính chung 5 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, ghi nhận mức tăng thấp nhất nhiều năm qua. Nguyên nhân là dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên liệu sản xuất đầu vào bị gián đoạn, từ đó gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất công nghiệp.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp.

Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

Theo Ngọc Hà

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên