MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nước ngoài truyền thông điệp cho Việt Nam

03-06-2013 - 08:32 AM | Doanh nghiệp

Theo cộng đồng DN, các DNNN nhìn chung được ưu đãi nhiều hơn – thông qua các khoản vay, tiếp cận đất đai, chỉ tiêu lợi nhuận thấp…

Vào hồi 8h sáng nay, tại Hà Nội Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2013 đã chính thức khai mạc với phần mở đầu giới thiệu của Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.

Tiếp theo chương trình, các Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước đã có những tham luận với Chính phủ Việt Nam về môi trường đầu tư.

AmCham muốn Việt Nam đẩy nhanh hơn nữa việc gia nhập TPP

Theo Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), những vấn đề được bàn luận tại diễn đàn lần này không phải là vấn để chỉ riêng có ở Việt Nam.

“Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên gặp phải những vấn đề về ngân hàng và nợ xấu. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên bị vấn nạn tham nhũng và quản lý kém ảnh hưởng đến nền tảng kinh tế. Việt Nam không phải là quốc gia đầu tiên phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong việc giải thể những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả” – Ông Mark Gillin, Chủ tịch AmCham nói.

Tuy nhiên, ông Mark Gillin cho rằng, đã đến lúc Việt Nam phải tiến lên với những cải cách cần thiết để tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, nơi các quyết định được đưa ra nhanh chóng hơn, các thủ tục được đơn giản hóa, luật lệ thực thi công bằng và các công ty cạnh tranh với nhau bằng giá trị thực sự của mình.

Hiện tại, còn quá nhiều cải cách cơ bản chưa được thực hiện hóa vì thế nền kinh tế đang phải gánh chịu.  

Theo AmCham, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại cơ hội mới để VIệt Nam đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Nếu Việt Nam có thể tận dụng được tất cả các lợi thế thì TPP có thể sẽ tạo điều kiện giúp cho khu vực doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với các thị trường trọng yếu dễ dàng hơn, thúc đẩy sự cạnh tranh, thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

“Vấn đề mà Việt Nam cần phải xác định bây giờ là phải xác định xem mục tiêu khi tham gia TPP là gì? Việc tham gia TPP có thể hỗ trợ như thế nào đối với nỗ lực cải cách của Việt Nam” – AmCham đặt câu hỏi.

EuroCham: DNNN được ưu đãi quá nhiều

Có 3 vấn đề được đề cập xuyên suốt trong bản kiến nghị của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đó là:

Thứ nhất, về chính sách giá Chính phủ tiếp tục thể hiện sự lưỡng lực đối với việc định giá theo thị trường tự do và trong một số ngành (chẳng hạn như năng lượng).

Theo EuroCham, cách thức kiểm soát giá này rõ ràng khiến các nhà đầu tư quan ngại khi họ kỳ vọng được tự thiết lập bởi chi phí và cạnh tranh.

Thứ hai, về vai trò của DNNN, các ước tính cho thấy khu vực nhà nước chiếm tới 40% toàn bộ nền kinh tế, bản thân điều này không đáng quan ngại. Vấn đề ở chỗ, các DNNN nhìn chung được ưu đãi nhiều hơn – thông qua các khoản vay, tiếp cận đất đai, chỉ tiêu lợi nhuận thấp… và thường hoạt động không hiệu quả. Điều này kìm hãm sự phát triển kinh tế.

EuroCham cho rằng, Chính phủ Việt Nam cần tiến hành cổ phần hóa các DNNN trong thời gian sớm nhất có thể để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn

Thứ ba, về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ , Việt Nam đang cạnh tranh với các quốc gia khác bằng giá nhân công thấp. Chính phủ Việt Nam đã bày tỏ mong muốn và nhu cầu chuyển dịch nền kinh tế có giá nhân công thấp sang các lĩnh vực có hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ không muốn chuyển giao công nghệ đến Việt Nam, trừ khi các quyền sở hữu trí tuệ thực sự được bảo vệ - EuroCham khuyến cáo.

AusCham: Việt Nam đang mất dần vị thế thu hút vốn FDI

Theo Hiệp hội doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham), các nước Asean khác như Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Myanmar giờ đã nổi lên như những điểm đến đầu tư hấp dẫn. Vì vậy, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tác động của duy thoái kinh tế toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng đến FDI, tuy nhiên vốn FDI toàn cầu đã tăng lên trong vài năm qua.

Nếu Việt Nam không tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn thì nguồn vốn FDI có thể tiếp tục bị sụt giảm – AusCham nhấn mạnh.

Hiệp hội doanh nghiệp như Nhật Bản (JBA) thì đặt câu hỏi, ở các dự án ODA của Nhật bản, các công ty của Nhật Bản đang gặp khó khăn do việc trì hoãn thi công. Nguyên nhân xuất phát từ những chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, các chi phí do đó cũng bị đẩy lên; vậy Chính phủ Việt Nam có những giải pháp gì để đẩy nhanh tiến độ giải phòng mặt bằng cho các dự án cơ sở hạ tầng?

Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ quan ngại về việc nếu tình trạng thiếu nguồn cung đô la Mỹ có thể trở lại thì NHNN sẽ có những biện pháp gì để hài hòa với bài toán kinh tế vĩ mô?...

Khánh Linh

hanhle

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên