MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay

15-04-2022 - 21:51 PM | Sống

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay

"Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt" chính là câu nói dành cho vị chủ tịch từng bị coi là gàn dở này.

Năm 2008, tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, một chủ doanh nghiệp với giá trị tài sản hơn 10 triệu NDT (hơn 1 triệu USD) kiên quyết từ bỏ công việc kinh doanh nhà máy điều hành nhiều năm để dấn thân lên vùng núi hoang vu Diệu Châu "khởi nghiệp". Quyết định táo bạo này đã khiến cuộc đời của vị chủ tịch này bước sang một trang mới.

QUYẾT ĐỊNH TÁO BẠO

Ngày 5 tháng 9 năm 2008, như thường lệ, Cao Tử Nghĩa đến nhà máy để kiểm tra công việc. Dù mọi thứ dường như vẫn đang vận hành đúng hướng, thế nhưng ông chủ Cao lại cau mày. Vào thời điểm đó, cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng trên toàn thế giới, việc kinh doanh trong nhiều ngành nghề gặp nhiều khó khăn, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến công ty của Cao Tử Nghĩa.

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay - Ảnh 1.

Mặc dù bên ngoài nhìn vào, nhà máy vẫn đang hoạt động tốt, tuy nhiên, trong lòng vị chủ tịch này biết rất rõ họ đang gặp phải những khó khăn rất lớn. Dưới tác động của các công ty nước ngoài, các sản phẩm của công ty hầu như năm nào cũng phải có một hình thức tiếp thị mới, nếu không sẽ bị đối thủ lấn át và trở thành kẻ thua cuộc trên thị trường.

Là một doanh nhân dạn dày kinh nghiệm, Cao Tử Nghĩa luôn nhìn vấn đề từ góc độ dài hạn. Những gì đang diễn ra khiến anh bắt đầu cân nhắc có nên thay đổi cách kinh doanh hay không. Tình cờ, sau một chuyến về thăm nhà ngoại, khi đi qua một ngọn núi cằn cỗi ở huyện Diêu Châu, Cao Tử Nghĩa đã nhìn ra một cơ hội kinh doanh khác.

Sau khi trở về nhà, anh vội vàng lên mạng tìm hiểu xem ngọn núi này đã có chủ chưa, có ai đang đầu tư vào đây hay không. Kết quả đúng như anh dự đoán, mảnh đồi cằn cỗi và ngọn núi này là một khu vực không thuộc cơ quan hay xí nghiệp nào. Biết được điều này, Cao Tử Nghĩa biết rằng cơ hội của mình đã đến.

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay - Ảnh 2.

Ngày hôm sau, anh bàn với vợ và các đối tác kinh doanh về việc muốn đầu tư vào nơi này. Số tiền đầu tư là 30 triệu NDT từ vốn hoạt động của nhà máy, gần như là tất cả những gì anh ấy có để khởi nghiệp.

Quyết định của Cao Tử Nghĩa khiến mọi người ngỡ ngàng. Không ai chấp nhận việc công ty đang vận hành tốt lại đột ngột thay đổi ngành kinh doanh. Hơn nữa, họ cũng không hiểu được mục đích đầu tư của anh là gì, bởi mội ngọn núi không hề có tài nguyên, thậm chí là cằn cỗi thì việc bỏ ra một số tiền lớn như vậy liệu có đáng không?

Anh quả quyết: "Tôi sẽ đầu tư vào chăn nuôi, nơi đó sẽ được chuyển đổi thành trang trại". Sau đó, anh lên kế hoạch để triển khai mặc kệ sự phản đối của gia đình và những người khác.

LỐI RẼ DẪN TỚI THÀNH CÔNG

Sau khi được sự chấp thuận của các ban ngành liên quan, Cao Tử Nghĩa đã ký hợp đồng tiếp nhận 4.000 mẫu đất và được phép thực hiện công việc chăn nuôi ở vùng núi này. 

Đầu tiên anh nhổ cỏ trên núi, sau đó làm đường để thuận tiện cho việc xây dựng nhà máy, điện nước nối liền. Khi mọi công việc chuẩn bị đã xong xuôi, Cao Tử Nghĩa bắt tay ngay vào nuôi lứa dê đen đầu tiên cho trang trại. Dù là giống dê sinh trưởng nhanh nhưng cái lạnh khắc nghiệt trên núi đã khiến việc chăn nuôi chúng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay - Ảnh 3.

Trong 4 năm đầu, hầu như cứ đến mùa đông, hàng chục con dê đen sẽ chết cóng, những con sống sót cũng không còn được khỏe mạnh và dễ bị bệnh. Vì vậy, thời gian này, Cao Tử Nghĩa không những không kiếm được đồng nào mà còn thua lỗ 2,8 triệu NDT. Đến năm 2012, tỷ lệ hao hụt của lứa giống đầu tiên đã lên tới 60%.

Thất bại này khiến vị chủ tịch cảm thấy chán nản, tuy nhiên vì đã lăn lộn trên thương trường nhiều năm, quen gặp sóng to gió lớn nên Cao Tử Nghĩa vẫn bình tĩnh đối mặt với những khó khăn trước mắt. Anh tiến hành khảo sát thị trường chăn nuôi và thay đổi cách chăn nuôi khác bằng cách bán tất cả số dê còn lại và thay thế chúng bằng 261 con "lợn hương Tây Tạng" - giống lợn có khả năng sống sót cao hơn. Đồng thời đổi mới một số thiết bị chăn nuôi.

Với khả năng sinh sản cao, trong vòng chưa đầy hai năm, 261 con lợn Tây Tạng ban đầu nhanh chóng tăng lên hơn 500 con. Đến mùa thu năm 2014, Cao Tử Nghĩa có hơn 1.000 con lợn Tây Tạng trong trang trại. Cảm thấy con đường chăn nuôi của mình cuối cùng đã đi đúng hướng, anh đã bắt đầu chuẩn bị kế hoạch phân phối ra thị trường. Tuy nhiên lúc này, một vấn đề khác lại kéo đến khi mùa đông, một số chú lợn con sẽ chết một cách khó hiểu vào ban đêm. 

Sau ba ngày điều tra, Cao Tử Di cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân. Thì ra vào ban đêm, dưới cái lạnh khắc nghiệt của thời tiết, những chú lợn trưởng thành thường nép vào nhau để giữ ấm, điều này vô tình dẫn đến nhiều con lợn con bị đè chết. Vì vậy, Cao Tử Nghĩa nhanh chóng nghĩ ra sáng kiến cải tiến trang trại.

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay - Ảnh 4.

Để có tiền đổi mới, Cao Tử Nghĩa bán nhà xưởng máy móc ở công ty cũ để đổi lấy hơn 20 triệu NDT đầu tư vào trang trại. Hơn 100 hang động cũ đã được biến thành chuồng và phòng sinh cho những chú lợn Tây Tạng và vấn đề trên nhanh chóng được giải quyết. 

Sau đó, khi ngành chăn nuôi phát triển, chủ tịch Cao đã giới thiệu thịt lợn mà anh nuôi vào thị trường với giá rất thấp, từ đó dẫn lối anh bước vào cánh cửa thị trường kinh doanh thịt lợn. Đến năm 2017, trang trại cuối cùng cũng thu được khoản lãi đầu tiên là 5,3 triệu NDT, bù đắp thành công tất cả các khoản lỗ trước đó của anh.

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay - Ảnh 5.

Vào năm 2018, Cao Tử Nghĩa đã mở lại các kênh thương mại điện tử và sử dụng mánh lới quảng cáo "chăn nuôi trong hang động" để thu hút một lượng lớn khách du lịch đến xem môi trường canh tác đặc biệt này, biến khu vực miền núi hoang vắng ban đầu thành "thẻ bài" cho một khu resort ". Từ đó, con số lợi nhuận của trang trại cũng đột phá, nhanh chóng cán mốc 10 triệu NDT.

Ngày nay, trang trại của Cao Tử Nghĩa vẫn rất nổi tiếng và thu hút được nhiều lượt khách ghé thăm. Thậm chí, dây chuyền công nghiệp mà ông đã tạo ra còn lan rộng khắp cả nước. Dù việc kinh doanh cũng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid bùng phát, nhưng dựa vào trợ cấp của chính phủ và các kênh cung cấp mà chủ tịch này đã tích lũy trước đó đã giúp anh một lần nữa giải quyết được vấn đề trước mắt.

Gặp ngọn núi hoang, chủ tịch bỏ công ty triệu đô để lên núi đào 100 hang nuôi lợn: Dưới con mắt kinh doanh, rác cũng thành kho báu, 10 năm sau hốt tiền mỏi tay - Ảnh 6.

Vào ngày 27 tháng 3 năm 2022, Cao Tử Di đã chia sẻ trên sóng truyền hình rằng: "Với nghề "chăn lợn", tôi đã tìm thấy một niềm vui lớn trong cuộc đời mình.Trong mười năm chuyển đổi, mặc dù quá trình thành công gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng kết quả thu về khiến  tôi có cảm giác như mình đã tạo ra một thành tựu cực kỳ to lớn."

Quả thực câu chuyện làm giàu của Cao Tử Nghĩa rất phù hợp với câu: Kẻ thức thời mới là trang tuấn kiệt". Trên đường đời, người có khả năng thích ứng với tình thế, nhận rõ sự lên xuống của thời đại thì mới có thể tìm thấy thành công.

(Theo Toutiao)

https://cafef.vn/gap-ngon-nui-hoang-chu-tich-bo-cong-ty-trieu-do-de-len-nui-dao-100-hang-nuoi-lon-duoi-con-mat-kinh-doanh-rac-cung-thanh-kho-bau-10-nam-sau-hot-tien-moi-tay-20220415172714453.chn

Ánh Lê

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên