MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá thuê khu công nghiệp ở tỉnh nào, khu vực nào đang hấp dẫn nhất?

Cơ hội để các nhà đầu tư bước chân vào thị trường miền Bắc và giá thuê đất KCN dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5-9% một năm cho khu vực Miền bắc và 3-7% một năm cho thị trường Miền Nam.


Mới đây, tại "Hội thảo Nhận định điểm sáng và đầu tư năm 2024", bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam cho biết, đất công nghiệp cho thuê hiện có tỷ lệ lấp đầy gần như 100%. Tại các thị trường cấp 1 như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên... gần như không còn đất cho thuê. Thay vào đó, các thị trường cấp 2 như Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên... dần trở thành những điểm hấp dẫn với quỹ đất còn nhiều và giá thành rẻ.

Cụ thể, tại miền Bắc, giá thuê trung bình 132 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 33% so với năm 2022.Bắc Ninh ghi nhận mức tăng giá lớn nhất, tăng 40% lên mức 189 USD/m2/chu kỳ thuê do có thêm nguồn cung mới chất lượng cùng với sự quan tâm của các doanh nghiệp công nghệ cao. Tại miền Nam, giá thuê trung bình 189 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 15% so với năm 2022.

Đơn cử, thị trường Thái Nguyên vẫn giữ mức giá “dễ chịu", giao động từ 60-90$/m2. Còn mức giá thuê trung bình tại Đồng Nai tăng 20% so với cùng kỳ,dao động từ120- 240 USD/m2 còn tại Bà Rịa-Vũng Tàu, giá thuê trung bình130 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 30% theo năm.

Ngoài ra, Bắc Ninh ghi nhận mức tăng giá lớn nhất, tăng 40% lên mức 160 USD/m2/chu kỳ thuê do có thêm nguồn cung mới chất lượng cùng với sự quan tâm của các doanh nghiệp công nghệ cao. Hải Phòng tăng 30% lên125 USD/m2/chu kỳ thuê. Đối với, thị trường TP.HCM và Bình Dương khôngghi nhận biến động về giá do các KCN sẵn có đều đã được lấp đầy với chu kỳ thuê dài hạn. Long An có mức giá thuê trung bình tăng khoảng 12%,dao động từ140 - 300 USD/m2/chu kỳ thuê

Như vậy, cơ hội để các nhà đầu tư bước chân vào thị trường miền Bắc và giá thuê đất KCN dự kiến sẽ tăng trưởng từ 5-9% một năm cho khu vực Miền bắc và 3-7% một năm cho thị trường Miền Nam.

Theo đó, tỷ lệ lấp đầy và giá thuê tiếp tục tăng trưởng bất chấp khó khăn của nền kinh tế.Tỷ lệ lấp đầy giảm nhẹ chỉ xảy ra cục bộ tại một vài tỉnh ghi nhận nhiều nguồn cung mới có sẵn. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đang hoạt động đạt trên 70%. Trong đó các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 80% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 90%.

Thực tế cho thấy, BĐS công nghiệp là điểm sáng nhất trong thị trường BĐS. Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của tình hình suy thoái kinh tế và biến động chính trị rên thế giới. Song với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cơ quan quản lý Nhà nước, các tỉnh, thành phố chủ động định hướng ngành nghề ưu tiên, phù hợp với lợi thế phát triển của địa phương. Bố trí quỹ đất trong quy hoạch đồng thời nghiên cứu, ban hành các cơ chế thu hút đầu tư và các chính sách mở cửa, mời gọi đầu tư, hoạt động đầu tư kinh doanh trong các KCN vẫn tiếp tục ổn định và phát triển, tình hình thu hút đầu tư và phát triển các KCN tiếp tục đạt được nhiều kết quả khởi sắc.

Trước đó, vào năm 2023, cả nước có thêm 7 KCN đi vào hoạt động và 13 KCN trong quá trình xây dựng, thu hút nhiều “đại bàng” lớn đến từ Hongkong và Đài Loan (Trung Quốc).

Các KCN, KKT đã thu hút trên 10.400 dự án đầu tư trong nước và trên 11.200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng trên 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ USD. Vốn FDI trong KCN, KKT chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước trong những năm gần đây. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trong KCN, KKT trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt xấp xỉ 30%.Thúc đẩy hạ tầng, kinh tế của địa phương. Tạo tiền đề phát triển nhiều công nghiệp phụ trợ, tạo cơ hội phát triển bất động sản nhà ở, nhà ở cho thuê.

Tiếp tục toả sáng năm 2024

Giá thuê tăng cao, cao hơn các nước khác trong khu vực; rủi ro liên quan đến luật thuế tối thiểu toàn cầu cùng với những “ nút thắt” thể chế, chính sách và những phát sinh trong thực tiễn có thể là trở ngại, làm giảm lợi thế cạnh tranh trong việc thu hút các nhà đầu tư tới Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có nhiều động lực giúp thị trường BĐS công nghiệp hứa hẹn khởi sắc trong năm 2024.

Theo đó, dòng vốn FDI vẫn tích cực với lợi thế từ chính sách ưu đãi thuế. Hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, hiện đại với cam kết đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc top đầu trong khu vực.Dịch vụ phụ trợ KCN ngày càng được cải thiện.

Nhiều dự án đầu tư KCN mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, bắt đầu triển khai các giai đoạn tiếp theo. Nguồn cung bất động sản KCN đang chứng kiến sự tăng trưởng ở cả miền Bắc và miền Nam

Nhu cầu bất động sản công nghiệp vẫn còn rất lớn, đặc biệt là nhu cầu về các kho nhiều tầng đa dụng và nhà xưởng xây sẵn.

Bà Dung nhấn mạnh thêm, cần phát triển tốt 2 sản phẩm là nhà kho, nhà xưởng xây sẵn để giúp cho các cái nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm được rất nhiều thời gian đi tìm đất và phải lo các cái giấy phép xây dựng hay giấy phép đầu tư. Hiện tại thì tỉ lệ gặp phải khó khăn này chiếm khoảng 80% đối với cả 2 thị trường.

Điều này được thúc đẩy cả về chất và lượng với hàng loạt kế hoạch, thỏa thuận đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, lựa chọn Việt Nam làm điểm đến trong xu hướng chuyển đổi chuỗi cung ứng và kỳ vọng tăng cường hợp tác từ hoạt động ngoại giao tích cực, đặc biệt là mối quan hệ chiến lược Việt - Mỹ mới được thiết lập gần đây.

Quy hoạch nhiều tỉnh/thành giai đoạn 2021-2030 đã được thông qua sẽ giải quyết phần nào các vướng mắc liên quan tới thủ tục pháp lý cho các KCN. Những yếu tố này sẽ giúp bất động sản KCN năm 2024 tiếp tục duy trì vị thế và tiếp tục tăng trưởng.

Ngọc Hiền

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên