MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới chức y tế Mỹ tin đã đến lúc COVID-19 không còn chi phối cuộc sống con người

14-02-2022 - 16:29 PM | Tài chính quốc tế

Giới chức y tế Mỹ tin đã đến lúc COVID-19 không còn chi phối cuộc sống con người

Mỹ sẽ không loại bỏ được COVID-19, tuy nhiên nước Mỹ có thể kiểm soát được virus và không còn đẩy các bệnh viện đến bờ vực quá tải hay gây gián đoạn nền kinh tế, chuyên gia khẳng định.

Các quan chức y tế Mỹ đang cố gắng trấn an dư luận đang lo lắng về đại dịch COVID-19 rằng nước Mỹ đang tiến gần hơn đến khoảng thời gian mà COVID-19 sẽ không thống trị cuộc sống thường ngày khi mà tình trạng số lượng các ca lây nhiễm tăng cao và nhập viện cao chưa từng thấy đang suy giảm đáng kể tại nhiều khu vực của nước Mỹ.

Tư vấn y tế nhà Trắng, ông Anthony Fauci, trong cuộc phỏng vấn vào tuần này nói rằng Mỹ đang thoát dần ra khỏi giải đoạn đại dịch khủng hoảng toàn diện COVID-19. Ông Fauci nói rõ ràng rằng Mỹ sẽ không loại bỏ được COVID-19, tuy nhiên ông tự tin rằng nước Mỹ có thể kiểm soát được virus và không còn đẩy các bệnh viện đến bờ vực quá tải hay gây gián đoạn nền kinh tế. Ở thời điểm đó, người ta có thể trở lại cuộc sống gần như bình thường sau hai năm gián đoạn và bất ổn do chịu ảnh hưởng từ các làn sóng lây nhiễm COVID-19.

“Tổng thống Mỹ đã nói rõ ràng rằng chúng ta đang tiến đến thời điểm mà COVID-19 sẽ không gây gián đoạn cuộc sống thường ngày của chúng ta, COVID-19 sẽ không còn là cuộc khủng hoảng, chúng ta không còn phải sợ hãi về tình trạng phong tỏa và đóng cửa, và dần dần mọi người sẽ được trở lại cuộc sống mà chúng ta luôn yêu quý”, giám đốc chương trình điều phối phản ứng với đại dịch COVID-19 tại Nhà Trắng – ông Jeff Zients khẳng định.

Giám đốc Viện Dị ứng và các Bệnh lây nhiễm Quốc gia, ông Anthony Fauci, cũng cho biết rằng các nghiên cứu thực từ trên khắp toàn cầu cho thấy rằng dù mức độ lây nhiễm của COVID-19 tệ hại hơn so với các biến chủng trước, tuy nhiên nhìn chung không khiến cho người dân bị bệnh nặng như biến chủng delta. Dù rằng tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 tăng chóng mặt, số lượng ca nhập viện và tử vong không tăng cùng tốc độ trên.

Theo các bác sỹ và chuyên gia về bệnh lây nhiễm tại Nam Phi, trong một nghiên cứu gần đây, sự lây lan mạnh và rồi suy giảm sâu của biến chủng Omicron cho thấy diễn biến của dịch khác hẳn so với những chủng trước đây. Họ nói rằng đây có thể coi như dấu hiệu cho thấy đại dịch COVID-19 đang chuyển sang giai đoạn diễn biến bệnh đặc hữu vốn gây ít gián đoạn hơn cho xã hội.

“Bệnh đặc hữu nói chung đồng nghĩa rằng bạn có loại bệnh diễn ra ở mức độ thông thường và dễ kiểm soát. Có những bệnh cúm mùa đặc hữu và có cúm mỗi năm. Các loại bệnh đặc hữu trên hoàn toàn dễ dự đoán và diễn ra trong phạm vi có thể tính toán được”, chuyên gia về bệnh lây nhiễm tại đại học Nebraska – ông James Lawler nói.

Cho đến hiện tại, chưa có định nghĩa chính xác về bệnh đặc hữu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đại dịch COVID-19 như một sự lây lan có kiểm soát virus trên toàn cầu, và bệnh đặc hữu là khi mà sự lây nhiễm được giới hạn trong một đất nước hoặc khu vực. Mức độ lây nhiễm ổn định, không gây ra nhiều rối loạn vốn thường được coi như đặc tính của bệnh đặc hữu.

Mức độ lây nhiễm ổn định thường xảy ra khi mà tỷ lệ tái tạo của virus là 1 hoặc thấp hơn. Điều này đồng nghĩa mỗi người lây nhiễm thường sẽ lây sang khoảng 1 người khác. Biến chủng COVID-19 gốc thường có tỷ lệ sinh sản khoảng 2, còn người mắc biến chủng delta thường lây ra khoảng 5 hoặc nhiều hơn nữa, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Biến chủng Omicron được ước tính có mức độ lây nhiễm cao gấp 3 lần, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản.

Sự lây lan bùng phát của biến chủng Omicron, với khả năng lây nhiễm cả những người đã tiêm vaccine và thậm chí đã tiêm cả mũi bổ sung, đã thay đổi định nghĩa về việc khi nào giai đoạn bệnh đặc hữu kéo dài két thúc và nó sẽ ra sao trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Theo nhiều tính toán, nghiên cứu của các nhà khoa học y tế công cộng tại Đan Mạch, biến chủng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 2,7 đến 3,7 lần so với biến chủng delta, kể cả với người đã tiêm đủ mũi vaccine, chính vì vậy virus dễ tạo ra những đợt bùng dịch thậm chí cả tại những khu vực có tỷ lệ tiêm vaccine cao.

Biến chủng Omicron đồng thời cũng có khả năng tái lây nhiễm cao, nghiên cứu gần đây tại Anh cho thấy rằng 2/3 những người mắc Omicron từng mắc COVID-19 trước đây. Như vậy khả năng có miễn dịch cộng đồng giờ đây còn khó hơn rất nhiều so với tính toán ban đầu. Trong năm đầu của đại dịch COVID-19, giới chức chính phủ các nước hy vọng chiến dịch tiêm vaccine trên toàn cầu sẽ giúp loại bỏ COVID-19 bằng việc tạo ra miễn dịch cộng đồng, thế nhưng rồi sự xuất hiện của biến chủng Omicron đã thay đổi tất cả.

Theo Trung Mến

Nhịp sống doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên