MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Lan có thể từ bỏ vị trí xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

10-04-2011 - 09:35 AM | Thị trường

Thái Lan đang cảm thấy áp lực lớn do giá thấp, sự tấn công của sâu bọ, và cạnh tranh từ các đối thủ mới nổi.

Thái Lan đã vượt qua Myanmar trở thành nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới vào năm 1965. Năm ngoái, 9 triệu tấn gạo Thái Lan đã được xuất khẩu ra thế giới.

Thái Lan, giống như Ả Rập Xê út trong ngành dầu, trở thành nhà sản xuất chính, là quốc gia vừa tiết chế giá gạo toàn cầu với trữ lượng dồi dào của mình. Năm nay, trong khi giá ngô và lúa mì đã đạt mức cao mới, các kho dự trữ gạo dồi dào Thái Lan đã làm cho giá gạo giảm xuống.

Hiên chính phủ Thái Lan đang đề nghị một thay đổi lớn trong chiến lược cho người trồng lúa của mình, họ đã cảm thấy áp lực lớn do giá thấp, sự tấn công của sâu bọ, và cạnh tranh từ các đối thủ mới nổi. Chính phủ dường như đã sẵn sàng từ bỏ vị trí của Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới – một quyết định quan trọng, đang xem xét về mối lo ngại tăng giá dựa trên quy mô và tính ổn định của nguồn cung cấp lương thực toàn cầu.

Trong tháng 3, chính phủ Thái Lan tuyên bố ý định của mình để loại bỏ vụ gieo trồng thứ ba trong năm nay để cải thiện chất lượng gạo và để chống lại bọ chét. Kế hoạch cuối cùng có thể làm giảm xuất khẩu 2 triệu tấn hàng năm.

Các quan chức Thái Lan cho biết, họ muốn ngành này tập trung vào loại gạo mà nhiều người ưa thích, bán được với giá cao. Theo Pramote Vanichanont, chủ tịch danh dự của Hiệp hội các nhà máy xay xát gạo Thái, và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách gạo Quốc gia nóiTrong khi xuất khẩu gạo Thái đã tăng 33% trong thập kỷ qua, xuất khẩu Việt Nam tăng 70% trong cùng thời kỳ. Campuchia và ngay cả Myanmar cũng đang nổi lên như là các cường quốc có thế lực về gạo toàn cầu.

Chính phủ cũng lên kế hoạch chuyển hướng cho quốc gia thành trung tâm kho vận, tài chính và tiếp thị thương mại gạo của Đông Nam Á.

Kiattisak Kanlayasirivat, Giám đốc kinh doanh của Công ty kinh doanh hàng hóa Novel nhận định, chiến lược dài hạn có thể không được tốt cho nhu cầu lương thực toàn cầu. Liên Hợp Quốc dự kiến ​​nhu cầu lương thực thế giới tăng 70% vào năm 2050, và Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2 đã kêu gọi Thái Lan và các nước láng giềng tăng sản xuất gạo. Việc giảm sản lượng của Thái Lan có thể sẽ gây tổn hại đến người tiêu dùng nghèo tại châu Phi và các nơi khác.

Việt Nam có thể không có các nguồn lực cần thiết để thay thế lượng cắt giảm lớn trong sản xuất của Thái Lan. Theo ông Nguyễn Văn Bộ, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Việt Nam không cần phải trở thành nhà xuất khẩu gạo số 1. "Để xuất khẩu nhiều, Việt Nam sẽ phải khai thác rất nhiều đất đai, sử dụng nhiều phân bón. Điều đó có thể gây ra suy thoái tài nguyên thiên nhiên."

Cuối cùng, trong khi Thái Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, giảm giá, tăng cạnh tranh có thể dẫn đến Thái Lan quyết định từ bỏ vai trò đó.

Phương Thảo

Theo Bloomberg, ITPC

thanhhuong

Trở lên trên