MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra?

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra?

Nếu chỉ tính riêng khớp lệnh, Vinamilk là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất toàn sàn chứng khoán với giá trị luỹ kế từ đầu năm lên đến hơn 2.500 tỷ đồng.

Sau một thời gian dài gần như “im hơi lặng tiếng”, cổ phiếu Vinamilk (VNM) bất ngờ thu hút sự chú ý trở lại với giao dịch đầy sôi động. Thanh khoản được cải thiện đáng kể từ đầu tháng 6, đặc biệt là sau khi “test” thành công mô hình 2 đáy. Giao dịch đột biến thậm chí còn đẩy thanh khoản cổ phiếu đầu ngành sữa lập kỷ lục mới.

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 1.

Dòng tiền dồi dào nhanh chóng đưa cổ phiếu VNM từ đáy một năm hồi phục lên vùng giá cao nhất trong vòng 2 tháng. Động lực chủ yếu đến từ các nhà đầu tư trong nước trong khi khối ngoại lại bất ngờ gia tăng cường độ bán ròng.

Tính từ đầu tháng 6, khối ngoại đã bán ròng gần 1.500 tỷ đồng trên cổ phiếu này, gấp đôi so với tháng trước. Đây là giá trị bán ròng lớn nhất trong một tháng Vinamilk ghi nhận kể từ đầu năm 2022 đến nay. Nếu khối ngoại không kịp “quay xe”, cổ phiếu này sẽ có tháng thứ 5 liên tiếp bị bán ròng.

Động thái xả hàng mạnh của khối ngoại trong tháng 6 đã đẩy giá trị bán ròng luỹ kế từ đầu năm trên cổ phiếu VNM lên đến hơn 2.500 tỷ đồng. Nếu tính riêng khớp lệnh, cổ phiếu đầu ngành sữa còn là cái tên bị bán ròng mạnh nhất toàn sàn chứng khoán. Áp lực bán ròng có thể sẽ ảnh hưởng đến sự hồi phục của VNM bởi khối ngoại hiện vẫn đang nắm khoảng 60% cổ phần tại đây.

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 2.

Thực tế, Vinamilk từng có thời gian dài là doanh nghiệp giá trị nhất sàn chứng khoán và rất được khối ngoại săn đón. Tuy nhiên, bài toán tăng trưởng lợi nhuận đặt ra nhiều thách thức sau giai đoạn bùng nổ đã khiến cổ phiếu đầu ngành sữa dần trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, lợi nhuận của Vinamilk đã chững lại rõ rệt, thậm chí tăng trưởng âm. Cổ phiếu VNM cũng không còn là lựa chọn ưa thích của các tổ chức nước ngoài thiên về đầu tư tài chính đơn thuần. Cổ phiếu này hiếm khi nằm trong top danh mục của các quỹ ngoại chủ động lớn như Dragon Capital, VinaCapital, Pyn Elite Fund,…

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 3.

Mặc dù danh sách 20 cổ đông lớn nhất đa phần vẫn là các tổ chức nước ngoài nhưng lượng sở hữu lớn chủ yếu nằm trong tay 2 tổ chức là nhóm Frazer and Neave (F&N) của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi và Platinum Victory Pte thuộc Jardine Cycle & Carriage (JC&C). Cả 2 cổ đông đều đã nắm giữ cổ phần tại Vinamilk từ rất lâu và mục đích không chỉ đơn giản là đầu tư tài chính.

Không giấu giếm tham vọng muốn tăng sở hữu, thậm chí có thể tiến đến chi phối, nhiều khả năng 2 tổ chức này đều đang nhắm đến lô cổ phần trong tay cổ đông Nhà nước trước khi tính đến chuyện gom “cổ lẻ” trên sàn. Điều này phần nào khiến giao dịch khối ngoại trên VNM không thật sự sôi động.

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 4.

Danh sách 20 cổ đông lớn nhất của Vinamilk tại thời điểm cuối năm 2022. Nguồn: BCTN VNM

Cạnh tranh cao, thách thức nhiều

Hồi phục mạnh thời gian gần đây nhưng con đường tìm lại thời kỳ đỉnh cao của Vinamilk được dự báo còn không ít thách thức. Sữa được coi là thực phẩm thiết yếu tại Việt Nam, đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tuy nhiên với thu nhập bị suy giảm, người tiêu dùng ngày càng trở nên nhạy cảm với giá. Lạm phát và chi phí tăng cao cũng đang làm tăng áp lực trong chi tiêu của người tiêu dùng.

Vinamilk dù tiếp tục dẫn đầu thị trường sữa uống tại Việt Nam nhưng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng và có vẻ như đang dần mất thị phần trong năm qua. Việc phải đổi mới và cải thiện cũng như mở rộng phạm vi phân phối và nhận diện thương hiệu sẽ tăng chi phí marketing và quảng cáo.

Theo SSI Research, để bảo vệ thị phần, Vinamilk tiến hành (i) rà soát lại các dòng sản phẩm chính để cải thiện chất lượng cũng như bao bì; (ii) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (4 sản phẩm mới trong quý 1/2023); (iii) hợp tác với 6 công ty dinh dưỡng quốc tế để phát triển các sản phẩm sữa công thức cho trẻ sơ sinh.

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 5.

Bộ phận phân tích này đánh giá quan hệ đối tác với MNCs sẽ mang lại triển vọng tươi sáng trong trung hạn cho Vinamilk. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn chưa tập trung vào sản phẩm cao cấp do sức mua của người tiêu dùng hiện tại vẫn còn yếu. Trong khi đó, TH Milk tập trung vào phân khúc cao cấp và đã tăng nhiều thị phần nhất trong số các nhà sản xuất trong nước trong những năm gần đây.

Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận gặp nhiều thách thức có thể đến từ: tồn kho sữa nguyên liệu nhập khẩu với chi phí cao và áp lực lạm phát đối với sữa nguyên liệu, bao bì và nguyên liệu nhập khẩu. Năm ngoái, Vinamilk đã tích lũy lượng lớn nguyên liệu đầu vào ở mức giá gần đỉnh, trong khi doanh thu yếu hơn dự kiến trong các quý gần đây khiến công ty phải sử dụng hàng tồn kho chi phí cao kéo dài. Tuy nhiên, Vinamilk kỳ vọng giá sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm sẽ có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận gộp từ khoảng quý 2-3/2023.

Khối ngoại bán ròng Vinamilk 5 tháng liên tiếp, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 6.

SSI Research điều chỉnh giảm 30 điểm cơ bản ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp để phản ánh tác động chậm của việc sữa nguyên liệu nhập khẩu giảm đồng thời tăng chi phí tài chính và SG&A để phản ánh mức chi tiêu cao hơn trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Tương ứng, bộ phân phân tích này cũng giảm dự phóng lợi nhuận ròng năm 2023 của Vinamilk xuống mức 9.200 tỷ (+7,3% svck).

Hà Linh

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên