MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải cứ chăm chỉ là sẽ thăng tiến nhanh: 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang "nghiện" công việc sai cách, nếu không thay đổi thì tương lai mãi mịt mù

02-06-2019 - 07:49 AM | Sống

Những người nghiện công việc thường đặt nhu cầu của của bản thân đằng sau mọi thứ khác. Rút cuộc, họ làm việc đến kiệt sức nhưng vẫn phải chỉ giậm chân tại chỗ, mãi không thể tiến xa hơn.

Chỉ vì bạn là người đầu tiên đến văn phòng vào mỗi buổi sáng và người cuối cùng rời khỏi mỗi buổi tối không có nghĩa là bạn là người thể hiện tốt nhất. Trên thực tế, điều đó thậm chí không có nghĩa là bạn đang làm việc tốt và có thể thăng tiến được.

Điều đầu tiên: Làm việc điên cuồng trong nhiều giờ và và cống hiến hết sức mình cả một ngày dài thì gần như chắc chắn, bạn sẽ kiệt sức.

Thứ hai, có một số khác biệt lớn giữa người nghiện công việc và người làm việc tốt nhất. Trong một bài đăng trên LinkedIn năm 2014, một diễn giả nổi tiếng của công ty và người tự xưng phục hồi công ty Jullien Gordon viết rằng chứng nghiện công việc trông thì mang lại giống hiệu suất cao, nhưng thực sự hai chuyện đó rất khác nhau.

Dưới đây là những điều chứng minh rằng bạn đang nghiền nát tâm hồn mình với công việc một cách sai lầm:

1. Không thể quyết định được những thứ cần ưu tiên

Những người nghiện công việc gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa các nhiệm vụ ưu tiên và nhiệm vụ có thể xếp lại phía sau. Họ thường cố gắng làm tất cả mọi thứ cùng một lúc, còn những người làm việc thực sự tốt sẽ hiểu khi nào và làm thế nào để phát huy năng lượng và nỗ lực của mình theo cách bền vững hơn nhiều.

"Một nhân viên tốt sẽ làm việc chăm chỉ theo những cách bền vững, lành mạnh và cảm thấy hạnh phúc và được truyền cảm hứng", Gordon giải thích trong bài đăng của mình. "Một người nghiện công việc thì sẽ làm việc chăm chỉ theo những cách có vẻ "điên rồ", khiến họ cảm thấy không vui và bị kiệt sức."

2. Luôn muốn nhận được sự công nhận từ người khác

Những người nghiện công việc thì sẽ luôn cố gắng để đạt được sự công nhận và chấp thuận của cấp trên cùng với đồng nghiệp của họ. Còn những người có thành tích cao sẽ biết được giá trị của chính họ và luôn hoàn thiện bảng tự đánh giá định kỳ của mình để tiếp tục cải thiện bản thân.

3. Lúc nào cũng bận rộn

Không phải cứ chăm chỉ là sẽ thăng tiến nhanh: 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiện công việc sai cách, nếu không thay đổi thì tương lai mãi mịt mù - Ảnh 1.

Những người làm việc hiệu quả sẽ tập trung vào những kết quả đi kèm với việc kinh doanh tốt. Và họ làm điều này bằng cách chủ động về thời gian và công việc của họ, điều chỉnh thời gian của họ và bám sát vào những nhiệm vụ quan trọng nhất.

Trong khi đó, những người nghiện công việc sẽ "lấp đầy bất kỳ khoảng thời gian nào với công việc bận rộn vì họ cảm thấy không an toàn khi không làm gì cả", ông Gordon viết. Điều đó thể hiện rằng họ có ít thời gian rảnh bởi họ cho phép người khác chọn lựa thời gian làm việc như thế nào. Thay vì chủ động kiểm soát công việc, họ phản ứng với bất cứ điều gì phát sinh trong suốt cả ngày.

4. Không bao giờ biết khi nào là đủ

Trong khi những người có thành tích cao có định nghĩa rõ ràng về thành công và nỗ lực để đạt được điều đó, những người nghiện công việc luôn quá tập trung vào việc thành công không bao giờ là đủ.

"Một người nghiện công việc không biết thế nào là đủ: Tôi không đủ tốt. Điều này không đủ tốt. Tôi không có đủ thời gian. Tôi không có đủ hỗ trợ. Họ luôn tập trung vào những điều lớn hơn và tìm cách tối đa hóa mọi thứ vì họ không thực sự biết ý nghĩa của thành công đối với họ là gì", Gordon viết. 

Không phải cứ chăm chỉ là sẽ thăng tiến nhanh: 5 dấu hiệu cho thấy bạn đang nghiện công việc sai cách, nếu không thay đổi thì tương lai mãi mịt mù - Ảnh 2.

5. Bạn không chăm sóc bản thân một cách nghiêm túc

Gordan giải thích: "Một người làm việc tốt sẽ đặt bản thân lên hàng đầu vì họ biết rằng chỉ khi chăm sóc bản thân tốt thì sau đó họ mới có thể giúp ích được cho người khác ở mức độ cao hơn. Đôi khi điều đó có vẻ ích kỷ, nhưng thực ra là không phải, bởi vì họ muốn cung cấp dịch vụ tốt nhất cho những người họ làm việc cùng và những người họ làm việc cho."

Trong khi đó, những người nghiện công việc luôn đặt nhu cầu của người khác lên hàng đầu. Họ có thể nghĩ rằng họ đang vì người khác mà làm việc. Mặc dù họ có ý định tốt nhưng họ thực sự đang kiệt sức và điều đó sẽ dẫn đến năng suất lao động giảm sút. Và tất nhiên kiệt sức không tốt cho bất cứ ai.

Minh An

BI

Trở lên trên