MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lên thành phố chăm cháu, tôi bỏ về sau 1 câu nói của con dâu, rầu rĩ than thở: Nhà con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ

01-03-2024 - 14:52 PM | Sống

Lên thành phố chăm cháu, tôi bỏ về sau 1 câu nói của con dâu, rầu rĩ than thở: Nhà con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ

Người phụ nữ Trung Quốc cho rằng bản thân có nhiều kinh nghiệm sống hơn nên các con phải nghe theo trong vấn đề chăm cháu, nuôi dạy trẻ.

Mâu thuẫn gia đình từ việc chăm cháu

Bà Trương (60 tuổi, Trung Quốc) chỉ có một con trai duy nhất, vậy nên bà dồn hết tình yêu thương và tâm sức hỗ trợ gia đình con trai chăm cháu. Bà Trương từ quê chuyển đến nhà con để thuận tiện và cũng để gần gũi con cháu hơn.

Trước đây mối quan hệ giữa bà Trương và các con rất tốt, thế nhưng khác biệt thế hệ và cách sinh hoạt, khoảng cách tuổi tác khiến họ nảy sinh không ít mâu thuẫn. Bà Trương luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng vì bản thân nhiều kinh nghiệm sống hơn và muốn các con nghe theo từ việc ăn uống đến sinh hoạt hàng ngày của cháu trai.

Khi con trai đề nghị sẽ thuê thêm giúp việc để phụ việc nhà cho bà đã mệt mỏi thì bà Trương cho rằng như vậy là tốn kém không cần thiết. Kết quả là có những ngày bà chỉ quanh quẩn trong nhà, tất bật đi chợ, nấu nướng dọn dẹp đến tối, không có thời gian giải trí, nghỉ ngơi.

Lên thành phố chăm cháu, tôi bỏ về sau 1 câu nói của con dâu, rầu rĩ than thở: Nhà con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thấy cháu trai khóc khi con dâu yêu cầu tự dọn dẹp đồ chơi, bà Trương liền bênh cháu còn nhỏ, làm mẹ không nên quá nghiêm khắc. Con dâu bức xúc đáp lại rằng quá nuông chiều cháu sẽ sinh hư thì bà Trương cảm thấy tự ái, bỏ vào phòng. Không khí gia đình những lúc như vậy rất căng thẳng, làm con trai bà Trương càng khó xử.

Đỉnh điểm là khi cháu trai chuẩn bị vào lớp 1. Con dâu dự định sẽ gửi cháu vào trường quốc tế để học tiếng Anh từ sớm nhưng bà Trương lại khăng khăng nên cho cháu học trường công lập gần nhà là đủ tốt. Tranh cãi một hồi, con dâu giận dữ nói: "Đây là con trai con. Trong gia đình của con, mẹ nên để con quyết định".

Bà Trương sững sờ trước câu nói của con dâu, cho rằng con dâu đang nói mình "ở nhờ" tại nhà con trai nên không được tôn trọng ý kiến nên thu dọn hành lý, bắt xe về quê luôn. 

Tôn trọng lẫn nhau là cách tốt nhất để gia đình hòa hợp

Người phụ nữ 60 tuổi về quê với nỗi thất vọng tràn trề, bà cho rằng bản thân đã quá hi sinh cho gia đình con trai nhưng các con lại không coi trọng mình. "Đúng là nhà của bố mẹ thì vẫn luôn là nhà của con nhưng nhà con cái chẳng có chỗ cho mình", bà Trương than thở với hàng xóm họ Lý.

Người bạn họ Lý nghe xong liền nói bà Trương nên bình tĩnh phân tích vấn đề, không nên nhìn nhận theo chiều hướng bi quan trách móc các con như vậy. "Bà phải thấy rằng chẳng con dâu nào thích mẹ chồng can thiệp quá nhiều vào việc nuôi dạy con của mình. Nghĩ lại mà xem, ngày trước mẹ chồng bà có như vậy không? Làm ông bà chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ thôi, gia đình của con thì phải để chúng quyết cho chúng tự chủ và trưởng thành nữa".

Lên thành phố chăm cháu, tôi bỏ về sau 1 câu nói của con dâu, rầu rĩ than thở: Nhà con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bà Trương ban đầu không muốn thừa nhận lỗi về phía mình, liên tục nói do bản thân thương con cháu. Thế nhưng khi nhìn thấy người bạn họ Lý sống hòa hợp với con cháu, người phụ nữ này vô cùng ghen tỵ. Bà Lý khuyên bạn nếu trở lại thành phố, tốt hơn hết là nên hạ cái tôi xuống để lắng nghe và tôn trọng các con, đừng quên dành thời gian chăm sóc bản thân.

2 tuần sau, vợ chồng con trai về quê để xin lỗi và ngỏ lời đón bà Trương về nhà. Bà Trương lúc này đã bình tĩnh hơn, đồng ý cùng các con lên thành phố. Thế nhưng lần này bà Trương quyết tâm cư xử khác đi, không can thiệp quá sâu vào chuyện giáo dục cháu cũng như việc trong gia đình mà để các con tự quyết.

Lên thành phố chăm cháu, tôi bỏ về sau 1 câu nói của con dâu, rầu rĩ than thở: Nhà con cái không bao giờ là nhà của cha mẹ- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Mối quan hệ giữa bà Trương với vợ chồng con trai dần dịu lại, gia đình có những chuyến du lịch chung vui vẻ. Bà cũng dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, giao lưu với những người bạn hưu trí trong khu phố và tham gia các CLB cho người cao tuổi. Không gây áp lực cho các con, bà Trương cũng tự thấy cuộc sống của mình thư thái và cảm thấy biết ơn lời khuyên của người bạn họ Lý.

Theo Toutiao

Kim Linh

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên