MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tọa đàm trực tuyến: Minh bạch hóa xăng dầu theo cơ chế thị trường

20-12-2012 - 15:40 PM |

Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết sẽ trình Chính phủ những rà soát về Nghị định 84 trong 1, 2 ngày tới.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú, Phó Cục trưởng phụ trách Cục quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Bùi Ngọc Bảo tham dự cuộc tọa đàm.

BTV: Sau 3 năm thực thi thì mới đây Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương tiến hành rà soát, đánh giá lại nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/10/2009, xin hỏi là công tác này tiến hành đến đâu và qua rà soát, đánh giá thì đã thấy có vấn đề gì cần sửa đổi, bổ sung không thưa các ông?

Ông Nguyễn Cẩm Tú: Thủ tướng giao cho Bộ Công Thương rà soát Nghị định 84 và yêu cầu trong tháng 12 phải trình, chúng tôi đã hoàn thành và sẽ trình trong 1, 2 ngày tới. Chúng ta phải hình dung Nghị định 84 là văn bản cụ thể, còn có những văn bản khác quy định về vấn đề này và chúng ta không nên nhầm lẫn giữa Nghị định 84 và các văn bản khác đó. Nghị định 84 quy định các vấn đề có tính nguyên tắc về kinh doanh xăng dầu, còn cụ thể hóa dành cho các văn bản cụ thể.

BTV: Thưa Thứ trưởng Bộ CT, hiện nay chúng ta đang áp dụng quy định kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, nhưng vì sao đã 3 năm thực hiện theo Nghị định 84 mà kinh doanh xăng dầu vẫn chưa theo cơ chế thị trường, giá xăng dầu vẫn chưa lên xuống theo giá thế giới. Vì sao đến nay doanh nghiệp vẫn chưa được quyền định giá bán xăng dầu như tinh thần Nghị định 84? Ông có thể giải thích rõ hơn về điều này được không?

Ông Nguyễn Cẩm Tú: Chúng ta xây dựng nền kinh tế hị trường có sự quản lý của Nhà nước, xuất phát từ một nền kinh tế tập trung bao cấp. Việc chuyển đổi đó không thể diễn ra trong ngày một, ngày hai. Nghị định 84 chưa phải là bước cuối cùng để kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường, đây là nghị định tiếp nối các Nghị định 187, Nghị định 55 và sau này còn nhiều bước nữa để kinh doanh hoàn toàn theo cơ chế thị trường.

BTV: Gần đây có một số ý kiến cho rằng Petrolimex độc quyền (hoặc thuộc nhóm có vị trí thống lĩnh thị trường) trong kinh doanh xăng dầu, do vậy việc giao quyền cho doanh nghiệp tự quyết định giá là đi ngược với nguyên lý quản lý và do đó, khó có cơ hội giảm giá xăng dầu trong nước khi giá giảm, ngược lại, giá trong nước tăng ngay khi giá thế thề giới vừa tăng...Ông bình luận vần đề này như thế nào?...

Ông Nguyễn Cẩm Tú: Theo tôi khi nhận xét một vấn đề cần phải phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Đối với trường hợp của Petrolimex có 2 điều kiện cần xem xét. Thứ nhất, khi chúng ta còn trong cơ chế kinh tế bao cấp thì Petrolimex là đơn vị duy nhât cung cấp xăng dầu cho cả nước. Đến nay, chúng ta đã có 13 đơn vị đầu mối cung cấp xăng dầu và cần nhiều hơn nữa. Thứ hai, chúng ta tiến từ việc Nhà nước định giá, đến nay doanh nghiệp được định giá 7% trở xuống, khi chúng ta có 13 đầu mối thì việc tự định giá này được thực hiện nhiều hơn.

Nói về độc quyền thì cần nói 2 vấn đề là: thị phần và định giá. Petrolimex hiện nay còn 48% thị phần, rõ ràng từ 100% xuống 48% là bước tiến dài. Về định giá từ ngày 1/10/2009, khi Nghị định 84 có hiệu lực đến nay, cơ bản là hoạt động định giá vẫn là do Nhà nước điều tiết (40 tháng), doanh nghiệp chỉ có 2 tháng.

Ông Hoàng Ngọc Bảo: Nói minh bạch hoá xăng dầu theo Nghị định 84 sẽ không đầy đủ nếu không bám theo lộ trình của Chính phủ điều hành xăng dầu theo thi trường thì từ Quyết định 187 năm 2003, khi đó quản lý giá xăng dầu với tinh thần minh bạch, công khai, tiếp cận với giá thị trường.

Thứ hai, trong chủ trương kinh doanh xăng dầu thì trong Quyết định 187, Nghị định 55 ( năm 2007) và sửa đổi bằng nghị định 84 (2009) đây là lộ trình trong 10 năm và đối với Petrolimex từ một đơn vị trước năm 1990 độc quyền 100% có trách nhiệm cung ứng theo chỉ tiêu nhà nước thì chúng ta đã tạo ra thị trường và Petrolimex cũng chủ động tạo khoảng trống cho thị trường cho các doanh nghiệp khác. Tới nay cơ bản đã có 13 đầu mối, hàng ngàn doanh nghiệp với 13.000 cửa hàng trong đó Petrolimex có 2.500, tất cả doanh nghiệp đầu mối khoảng trên 3.000. Như vậy thị trường xăng dầu đã có khả năng xác lập. Vấn đề còn lại là vận hành như thế nào để tạo ra thị trường thực thụ. Vì vậy, từ Quyết định 187, Nghị định 55 và Nghị định 84 nhằm thiết lập một thị trường xăng dầu chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước mà chúng ta đã và đang từng bước thực hiện.

BTV: Xin hỏi ông Nguyễn Anh Tuấn về tính minh bạch của giá xăng dầu?

Ông Nguyễn Anh Tuấn: Trước hết, chúng ta thực hiện quản lý giá xăng dầu theo theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện các quy định của pháp luật, trong đó có các Nghị định của Chính phủ. Chúng ta đang thực hiện theo Nghị định 84 và bám sát 4 điều cơ bản trong Nghị định này: Điều 3, 22, 26 và 27, có sự giám sát, kiểm soát giá xăng dầu với các doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng cơ chế giá này rất công khai, minh bạch.

Về công khai, Nhà nước đã ban hành cơ chế rõ ràng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 84, các bộ, ngành ban hành Thông tư hướng dẫn, như Bộ Tài chính ban hành Thông tư 234 quy định cụ thể về cấu thành giá, quỹ bình ổn giá... Thứ hai, mỗi lần điều hành giá, chúng tôi đều họp báo thông tin về cách tính giá, điều hành giá, về các công cụ điều tiết, giải thích cụ thể tại sao. Thứ ba, kết quả thanh tra kiểm tra đều được công khai qua báo chí...

Về minh bạch, chúng tôi đều thông báo rõ ràng các chi phí cấu thành giá, ví dụ giá cơ sở... Tôi xin thông tin đến người dân và các cấp như vậy.

Ông Nguyễn Cẩm Tú: Những ai cho rằng giá xăng dầu không minh bạch, xin dành 1 giây đồng hồ, giở bất cứ một tờ Thị trường nào ban hành vào bất cứ ngày nào, trong đó đều công bố rõ giá cơ sở của xăng dầu vào đúng ngày hôm đó, theo đúng công thức của Bộ Tài chính. Do vậy, không thể nói là không minh bạch.

(Tiếp tục cập nhật...)


Theo Chinhphu.vn


hangnt

Trở lên trên