MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nền kinh tế Đức đối diện nguy cơ rất lớn

04-07-2023 - 06:22 AM | Tài chính quốc tế

Nền kinh tế Đức đối diện nguy cơ rất lớn

Kinh tế Đức đang đối diện những khó khăn thuộc hàng lớn nhất trong vài thập kỷ gần đây.

Ông Peter Adrian - người đứng đầu Phòng Thương mại và Công nghiệp Liên bang Đức cảnh báo rằng quốc gia này đang trên bờ vực của một cuộc suy thoái kéo dài.

“Đức đang rơi vào suy thoái. Chúng tôi là một trong số ít quốc gia ở Châu Âu có hiệu quả kinh tế trở lại dưới mức trước đại dịch. Đây là một hồi chuông cảnh tỉnh”, tạp chí Der Spiegel trích lời ông Adrian.

Theo vị chuyên gia, tình hình nền kinh tế Đức "thực sự khó khăn", khiến tâm lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở nên tiêu cực.

“Có sự miễn cưỡng đầu tư. Trên thực tế, chúng ta cần có một động lực rõ ràng vì đại dịch đã qua. Tuy vậy hiệu ứng này vẫn chưa thể hiện là điều đáng lo ngại”, ông Adrian tiếp tục.

Nhà kinh tế cũng nhắc lại, GDP của Đức đã suy giảm hai quý liên tiếp. Quý I/2023, tốc độ giảm là 0,3% so với 3 tháng trước đó và các tháng 10 - 12 giảm 0,5%.

“Thực tế điều này có nghĩa là suy thoái kỹ thuật. Có những lo ngại nghiêm trọng rằng các động lực tiêu cực sẽ phát triển thành một cuộc khủng hoảng vĩnh viễn trong nền kinh tế Đức”, ông Adrian nói.

Nền kinh tế Đức đối diện nguy cơ rất lớn - Ảnh 1.

Kinh tế Đức - đầu tàu của Liên minh châu Âu đang trên đà suy thoái nặng.

Vị chuyên gia nhận xét trong nửa cuối năm nay, nước Đức sẽ phải đối mặt với sự suy thoái nghiêm trọng trong ngành xây dựng. Các yếu tố chính có thể làm thị trường chậm lại là lãi suất và giá vật liệu đều tăng.

“Tình hình trong ngành xây dựng sẽ gây hậu quả tiêu cực cho toàn bộ nền kinh tế. Cho đến nay, nền kinh tế Đức đang trên đà đi xuống và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi".

"Tôi không cam kết dự đoán khi nào các động lực sẽ tích cực trở lại. Chúng tôi có thể sẽ rất vui nếu thấy tăng trưởng GDP bằng 0 thay vì âm vào cuối năm”, ông Adrian cảnh báo.

Theo nhận xét, suy thoái kinh tế ngày càng trầm trọng có phần do sự thiếu quyết liệt của chính quyền Đức - những người phớt lờ nhu cầu kích thích tăng trưởng tích cực hơn, bao gồm thông qua việc cung cấp các ưu đãi thuế và loại bỏ những khó khăn bắt nguồn từ tình trạng quan liêu.

Chuyên gia Adrian cho biết: “Rào cản quan liêu vẫn là một trong những thách thức lớn nhất mà các công ty phải đối mặt hàng ngày".

“Làm việc theo quy định, phát biểu, đáp ứng yêu cầu báo cáo - đó là điều khiến tôi mất nhiều thời gian nhất. Và thời gian quý báu này là không đủ để tìm kiếm các giải pháp mới, sáng tạo trong những dự án kinh doanh”, nhà phân tích kết luận.

Theo Der Spiegel

Theo Sao Đỏ

Giáo dục và Thời đại

Trở lên trên