MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nga giáng đòn lên nước châu Âu, chỉ ra ý đồ động binh sát Ukraine: Hé lộ khả năng 1 vùng gia nhập Nga?

30-03-2024 - 21:20 PM | Tài chính quốc tế

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng về khả năng xảy ra xung đột ở vùng mà cách đây không lâu vừa lên tiếng cầu viện Moscow.

Nga giáng đòn Moldova

Reuters ngày 29/3 đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập Đại sứ Moldova tại Moscow và tuyên bố rằng, một quan chức tại Đại sứ quán Moldova "không được Moscow chào đón". Nói cách khác, người này bị trục xuất khỏi Liên bang Nga.

Nga giáng đòn lên nước châu Âu, chỉ ra ý đồ động binh sát Ukraine: Hé lộ khả năng 1 vùng gia nhập Nga?- Ảnh 1.

Nga đã trục xuất 1 nhà ngoại giao Moldova để đáp trả động thái của Chisinau. Nguồn: Izvestia

Bộ Ngoại giao Nga cho biết, hành động này nhằm đáp trả việc Moldova (quốc gia giáp ranh Ukraine) trục xuất một nhà ngoại giao Nga sau khi Moscow mở các điểm bầu cử Tổng thống Nga tại vùng ly khai Transnistria - nơi hồi tháng 2 vừa qua đã tổ chức đại hội đại biểu, trong đó kêu gọi Nga có các biện pháp bảo vệ vùng này trước "sức ép ngày một tăng từ chính quyền Moldova".

Trước đó, Bộ Ngoại giao Moldova đã triệu Đại sứ Nga Oleg Vasnetsov để phản đối quyết định của Điện Kremlin là mở 6 điểm bỏ phiếu ở Transnistria. Tại cuộc gặp, Bộ Ngoại giao Moldova cũng thông báo với ông Vasnetsov rằng, một quan chức tại Đại sứ quán Nga "không được Moldova chào đón" và phải rời khỏi đất nước.

Theo hãng thông tấn AP, Nga ban đầu đã đồng ý chỉ mở 1 điểm bỏ phiếu tại Transnistria, nhưng sau đó con số này lên tới 6 điểm. Transnistria tuyên bố trở thành quốc gia ly khai sau một cuộc chiến ngắn ngày vào đầu những năm 1990, và đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga trong nhiều năm qua.

Hiện ở Transnistria có khoảng 220.000 công dân Nga. Moscow cũng đang duy trì 1.500 binh sĩ tại đây trong vai trò lực lượng gìn giữ hòa bình và bảo vệ các kho vũ khí, đạn dược từ thời Liên Xô.

Kể từ khi Transnistria chính thức cầu viện Nga, đã có nhiều suy đoán về việc Moscow có thể sẽ tiến hành phương án quân sự để bảo vệ vùng này. 

Trong thời gian qua, truyền thông Nga và Tranistria nhiều lần đưa tin về việc Ukraine có thể liên hợp cùng Moldova phát động một hành động quân sự nhằm vào Transnistria để bù đắp cho những thất bại trong chiến dịch phản công trước Nga.

Tháng 5/2023, đài RT (Nga) đưa tin, khoảng 4.000 binh sĩ thuộc lực lượng vũ trang Ukraine đã được triển khai tới Odesa - vùng gần Transnistria. Trong đó, một nhóm quân tới Transnistria để bắt đầu các hành động khiêu khích vũ trang, nhóm còn lại tìm cách chiếm các kho đạn dược của Liên Xô mà lực lượng Nga đang làm nhiệm vụ canh giữ ở làng Kolbasna thuộc Transnistria.

Ngoại trưởng Lavrov nói về kịch bản xung đột ở Transnistria

Cũng trong ngày 29/3, khi trả lời phỏng vấn tờ Izvestia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết, Nga không ngoại trừ khả năng Moldova đang tìm kiếm giải pháp quân sự cho vấn đề Transnistria.

Chính quyền Chisinau hiện đã từ chối các đề xuất đàm phán theo định dạng 5+2 (trong đó 5 là các bên quốc tế tham gia đàm phán, bao gồm OSCE, Nga, Ukraine, đại diện Liên minh châu Âu và Mỹ).

Nga giáng đòn lên nước châu Âu, chỉ ra ý đồ động binh sát Ukraine: Hé lộ khả năng 1 vùng gia nhập Nga?- Ảnh 3.

Ông Lavrov cho biết, có khả năng Moldova đang tính đến giải pháp quân sự cho vấn đề Transnistria. Ảnh: RIA Novosti

"Rõ ràng, Moldova đã quyết định 'từ bỏ' (giải quyết hòa bình) Transnistria. Họ từ chối nhiều đề xuất từ Transnistria và từ Liên bang Nga về việc nối lại đàm phán theo định dạng 5+2.

(Tổng thống Moldova) Mai Sandu nói rằng họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc gia nhập Liên minh châu Âu mà không có Transnistria.

Có lẽ họ đang có ý định sớm hợp nhất với Romania và thông qua đó để có thêm các cơ hội tăng cường, và có thể họ đang tính đến giải pháp quân sự cho vấn đề Transnistria" - Ông Lavrov nói.

Theo Ngoại trưởng Nga, đây sẽ là quyết định liều lĩnh đối với giới lãnh đạo Moldova. Đề cập về quan hệ Nga-Moldova, ông Lavrov nhấn mạnh rằng, bà Sandu đã đặt ra một lộ trình để phá vỡ mối quan hệ đó.

Trước đó, khi phát biểu tại Diễn đàn Ngoại giao Antalya vào đầu tháng 3, ông Lavrov cho rằng chính quyền ở Chisinau đang đi theo bước chân của Kiev, bãi bỏ mọi thứ bằng tiếng Nga, phân biệt đối xử với người Nga trong mọi lĩnh vực.

Bên cạnh đó, cùng với Ukraine, Moldova đang gây áp lực nghiêm trọng lên Transnistria. Ông Lavrov cho rằng, đây chính là lý do buộc Transnistria phải kêu gọi Nga giúp đỡ.

Khả năng Transnistria xin gia nhập Liên bang Nga

Các nhà phân tích đã đặt ra khả năng Transnistria sẽ gia nhập Liên bang Nga. Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW, trụ sở tại Washington) nhận định, Transnistria có thể sẽ sớm đề nghị được sáp nhập vào Nga.

"Các nhà lãnh đạo Transnistria có thể giải thích cho việc gia nhập Nga bằng lý do về nhu cầu bảo vệ công dân Nga và đồng bào ở Transnistria khỏi các mối đe dọa từ Moldova, NATO, hoặc cả hai" - ISW cho hay.

Kịch bản nghiêm trọng nhất từng được phương Tây đưa ra vào tháng Hai, trong đó dự đoán Tổng thống Vladimir Putin "có thể tuyên bố sáp nhập Transnistria vào Nga" ngay trong bài phát biểu trước Quốc hội hôm 29/2, dù trên thực tế điều đó đã không xảy ra.

Nga giáng đòn lên nước châu Âu, chỉ ra ý đồ động binh sát Ukraine: Hé lộ khả năng 1 vùng gia nhập Nga?- Ảnh 5.

Lính gìn giữ hòa bình Nga tại Transnistria. Ảnh: mil.in.ua

Trả lời phỏng vấn của đài RTVI (Nga) ngày 26/3, ông Vitaly Ignatiev - người đứng đầu cơ quan ngoại giao của Transnistria cho biết, hiện vùng ly khai này chưa có kế hoạch xin gia nhập Liên bang Nga.

Ông cho biết, đại hội đại biểu tổ chức ngày 28/2 vừa qua ở Transnistria đặt mục tiêu trước mắt là thu hút sự chú ý của các láng giềng về mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Chisinau và vùng ly khai này, trong bối cảnh các cuộc đàm phán bị đình trệ.

Các đại biểu Transnistria đã khuyến nghị chính phủ nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, cũng như từ Nga, OSCE và Ukraine - những phía đóng vai trò trung gian hòa giải theo hình thức đàm phán 5+2.

"Chúng tôi đã kêu gọi Liên bang Nga tiến hành các biện pháp tiếp cận chính trị và ngoại giao nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại quá trình đàm phán hiện đang ở giai đoạn xuống cấp, và ngăn chặn áp lực ngày càng tăng với Transnistria" - Ông Ignatiev nói.

Tuy nhiên, ông Ignatiev cũng nhắc lại rằng, vào năm 2006, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Transnistria, trong đó người dân vùng này lên tiếng ủng hộ việc tách khỏi Moldova và sau đó được tự do gia nhập Nga.


Theo Nhật Minh

Đời sống Pháp luật

Từ Khóa:
Trở lên trên