MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ không ngờ giữa tập thể dục và tình trạng khó ngủ

18-01-2024 - 00:15 AM | Sống

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ không ngờ giữa tập thể dục và tình trạng khó ngủ

Cách cải thiện chất lượng giấc ngủ hóa ra không phải tập thể dục như nhiều người vẫn nghĩ.

Nghiên cứu về tập thể dục và chất lượng giấc ngủ

Nhiều người chọn tập thể dục vào ban đêm vì cả ngày quá bận rộn. Nhưng tập thể dục vào thời điểm này có thể không mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu được Times of India đưa tin, tập thể dục vào ban đêm có thể làm tăng nhịp tim và làm mất ngủ. Tập thể dục khiến bạn mất nước và tăng các hormone căng thẳng trong cơ thể, khiến chất lượng giấc ngủ suy giảm nghiêm trọng. Ánh đèn sáng ở phòng tập thể dục và các hormone căng thẳng cũng làm giảm melatonin, vốn là một loại hormone giúp bạn ngủ ngon.

Tăng nhịp tim, cơ thể tỉnh táo hơn

Khi bạn tập thể dục, tuyến thượng thận sẽ tiết ra adrenaline, hay còn gọi là epinephrine. Hormone này làm tim đập nhanh hơn và dẫn đến tăng nhịp tim. Điều này cũng làm tăng oxy và máu trong cơ thể. Điều này, lần lượt, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ không ngờ giữa tập thể dục và tình trạng khó ngủ - Ảnh 1.

Theo một nghiên cứu được Times of India đưa tin, tập thể dục vào ban đêm có thể làm tăng nhịp tim và khiến bạn khó ngủ, dễ bị mất ngủ hơn. Ảnh minh họa: Internet

Hệ thần kinh bị kích thích

Tập thể dục cường độ cao như chạy, bơi lội, đạp xe và cử tạ nặng cũng có thể kích thích hệ thần kinh và làm mệt mỏi cơ bắp. Đặc biệt, hệ thần kinh cần thời gian để hồi phục, vì nó là thành phần điều khiển tay chân và mắt. Khi “trung tâm tín hiệu” rơi vào tình trạng căng thẳng, cơ thể có thể bị run rẩy, đau nhức và khó ngủ, ngủ kém.

Ảnh hưởng sự phục hồi và tăng cơ

Tập thể dục cường độ cao cũng có thể làm giảm sự phát triển của cơ bắp. Khi bạn tập thể dục, cơ bắp của bạn bị tổn thương và cần nghỉ ngơi để phục hồi và tăng trưởng. Nếu bạn tập thể dục trước khi ngủ, bạn có thể làm gián đoạn quá trình này.

Để tránh những tác hại của việc tập thể dục vào ban đêm, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện thêm một số điều sau:

- Tập thể dục ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ để cơ thể có thể “chậm” lại

- Tắm nước nóng để thư giãn cơ bắp

- Xông tinh dầu hoặc pha vào nước tắm để cơ thể nhanh chóng thư giãn…

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ không ngờ giữa tập thể dục và tình trạng khó ngủ - Ảnh 2.

Xông tinh dầu hoặc pha vào nước tắm để cơ thể nhanh chóng thư giãn, dễ ngủ hơn… Ảnh minh họa: Internet

Với người khó ngủ, nên thực hiện 4 điều sau đây

Để dễ dàng đem tới một giấc ngủ sâu và thoải mái, mọi người có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày của mình. Theo Healthline, dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia về giấc ngủ:

1. Thư giãn trước khi ngủ, không dùng điện thoại

Thay vì lướt mạng, xem phim… liên tục rồi đi ngủ, mọi người nên thử các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện các động tác co giãn cơ đơn giản. Những hoạt động nhẹ nhàng này giúp tâm lý và cơ thể đều có sự “chuẩn bị” cho giấc ngủ.

2. Không sử dụng thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng và laptop… đều có thể ảnh hưởng đến sản xuất melatonin, hormone quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ. Để tránh ảnh hưởng này, chuyên gia khuyến cáo người ta nên tránh sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.

3. Xây dựng một môi trường ngủ thoải mái nhất có thể

Không gian ngủ của mỗi người cần được điều chỉnh sao cho phù hợp, thoải mái nhất. Phải đảm bảo rằng phòng ngủ, đặc biệt là giường, là sạch sẽ và gọn gàng để tránh kích thích hô hấp và tạo điều kiện cho giấc ngủ. Ngoài ra, việc duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ và sử dụng rèm cửa để ngăn chặn ánh sáng nhân tạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện ngủ lý tưởng.

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ không ngờ giữa tập thể dục và tình trạng khó ngủ - Ảnh 3.

Dành vài phút trước khi đi ngủ để thực hiện thiền hoặc các bài tập thở nhẹ, không suy nghĩ gì hết có thể giúp tâm trí giảm căng thẳng. Ảnh minh họa: Internet


4. Bỏ hết mọi suy nghĩ ra khỏi đầu

Dành vài phút trước khi đi ngủ để thực hiện thiền hoặc các bài tập thở nhẹ, không suy nghĩ gì hết. Điều này có thể giúp tâm trí giảm căng thẳng, tạo điều kiện cho việc chìm vào giấc ngủ, là một cách hiệu quả để kết thúc ngày dài và chuẩn bị tâm trạng cho một giấc ngủ yên bình.

Những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong chất lượng giấc ngủ. Việc thực hiện các thói quen trên không chỉ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe và trạng thái tinh thần chung.

*Nguồn: Times of India, Healthline

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên