MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghiên cứu về ung thư trong 60 năm, viện sĩ cảnh báo: Nếu không muốn gặp "tử thần", hãy cố gắng không chạm vào 4 thứ này

15-09-2021 - 15:16 PM | Sống

Nghiên cứu về ung thư trong 60 năm, viện sĩ cảnh báo: Nếu không muốn gặp "tử thần", hãy cố gắng không chạm vào 4 thứ này

Ngày nay, ung thư đã trở thành vấn đề “nóng” được nhiều người đặc biệt quan tâm, khi tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa ung thư bằng cách thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng.

Tôn Yên, viện sĩ của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, đã chiến đấu với khối u trong suốt 60 năm kể từ khi ông bắt tay vào con đường nghiên cứu y học năm 1951, đến nay đã 92 tuổi. Dù đã ở tuổi già nhưng ông vẫn khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn.

Là một bác sĩ chuyên khoa ung thư, ông chia sẻ: "Lối sống của mỗi cá nhân có tác động rất lớn đến nguy cơ mắc ung thư, nhất là thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được một số bệnh ung thư". Ngoài ra, viện sĩ cũng đưa ra những bí quyết để phòng chống ung thư đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện.

1. Tránh xa đồ chiên rán, nhiều chất béo

Viện sĩ Tôn Yên có một nguyên tắc trong việc ăn uống, đó là chỉ ăn ở mức vừa đủ, dù có đói đến mấy đi chăng nữa cũng không ăn quá no. Ngoài ra, ông còn cho biết chỉ nên ăn no khoảng 70% là đủ lượng thức ăn cơ thể cần. Đồng thời, ông cũng cảnh báo tránh ăn mỡ động vật, thịt đỏ và đồ chiên rán trong bữa ăn hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Thực phẩm không lành mạnh là một yếu tố quan trọng gây ra ung thư. Thịt đã qua chế biến được WHO liệt vào nhóm đầu tiên của các chất gây ung thư, bao gồm các loại thực phẩm như thịt xông khói, giăm bông và xúc xích. Ăn thịt chế biến sẵn trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng 18 %.

Ngoài thịt chế biến sẵn, thịt đỏ cũng là thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao. Ăn một lượng lớn thịt đỏ trong thời gian dài sẽ rút ngắn tuổi thọ và tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Đặc biệt là sau khi thịt đỏ được nướng và chiên, nguy cơ ung thư sẽ tăng lên rất nhiều.

Nghiên cứu về bệnh ung thư trong 60 năm, viện sĩ cảnh báo: Nếu không muốn mắc bệnh ung thư, hãy cố gắng không chạm vào 4 thứ này  - Ảnh 1.

Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Ung thư Quốc gia thực hiện, trong số 23 nguy cơ ung thư lớn ở Trung Quốc, hút thuốc và uống rượu được xếp hàng đầu, nhưng ăn không đủ trái cây và rau quả, chiếm 15,6%. Ảnh: Aboluowang

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải kiểm soát việc ăn thịt đỏ và thức ăn nhiều chất béo, ăn nhiều trái cây và rau xanh. "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc" khuyến nghị người Trung Quốc nên tiêu thụ 300-500g rau và 200-350g trái cây tươi mỗi ngày, cùng với việc ăn các sản phẩm thịt phù hợp, có thể giảm nguy cơ ung thư một cách hiệu quả.

Để ngăn ngừa ung thư, ngoài thói quen ăn uống lành mạnh, bạn cũng phải lựa chọn thực phẩm phù hợp, việc ăn phải thực phẩm không tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

2. Không chạm vào rượu và thuốc lá

Nghiên cứu về bệnh ung thư trong 60 năm, viện sĩ cảnh báo: Nếu không muốn mắc bệnh ung thư, hãy cố gắng không chạm vào 4 thứ này  - Ảnh 2.

Bỏ hút thuốc là điều quan trọng nhất mà một người có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ung thư. Ảnh:

Trong khói thuốc, có đến 7.000 hợp chất, bao gồm carbon monoxide, nitrosamine dễ bay hơi, nicotine và nhựa thuốc lá. Hầu hết các hợp chất này đều có hại cho cơ thể, trong đó có ít nhất 69 hợp chất là chất gây ung thư.

Hút thuốc lá cực kỳ có hại cho cơ thể, đồng thời hút thuốc lá lâu dài sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác. Theo nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy: tỉ lệ tử vong do ung thư đã giảm 26% và hơn 1 nửa trong số đó được cho là có tỉ lệ hút thuốc giảm. Chính vì thế hạn chế hút thuốc lá là cách tốt nhất để giảm thiểu ung thư và bảo vệ sức khỏe .

Uống rượu cũng có thể gây hại cho cơ thể, rượu là chất gây ung thư loại 1 , cứ 18 bệnh nhân ung thư thì có một người liên quan đến uống rượu. Uống rượu có thể làm tăng đáng kể tỷ lệ mắc nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư miệng, ung thư gan, ung thư thực quản và ung thư dạ dày...

Chuyên gia lưu ý: đàn ông chỉ nên uống ít hơn 25g rượu mỗi ngày còn phụ nữ uống ít hơn 15g là tốt nhất. Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng khả năng gây ung thư.

3. Không chạm vào mầm bệnh gây ung thư

Viện sĩ tin rằng nhiều bệnh ung thư thực sự là do con người gây ra, ví dụ như nhiễm virus HPV (Human Papilloma Virus) sẽ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung. Theo khảo sát của "Lancet Global Health", năm 2018, trên thế giới có 2,2 triệu ca ung thư mới do nhiễm mầm bệnh, chiếm khoảng 13% tổng số ca ung thư.

Nhiễm trùng mầm bệnh phổ biến bao gồm bốn loại sau:

1. Virus HPV

Vi rút HPV là nhân tố gây ung thư cổ tử cung. Trên lâm sàng, có hơn 90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung nhiễm virus HPV. Virus này có thể lây nhiễm qua đường tình dục và tiếp xúc.

2. Virus viêm gan B

Nhiễm virus viêm gan B sẽ làm xuất hiện bệnh viêm gan B. Nếu không được can thiệp và điều trị tích cực, lâu dần sẽ hình thành bộ ba: viêm gan B → xơ gan → ung thư gan. Virus viêm gan B lây truyền chủ yếu qua 3 con đường: mẹ truyền sang con, máu và quan hệ tình dục.

3. Virus Epstein-Barr

Nhiễm virus Epstein-Barr có thể dễ dàng gây ra ung thư biểu mô vòm họng. Virus này chủ yếu lây lan qua tiếp xúc gần bằng miệng và có thể xảy ra nhiễm trùng khi ăn và hôn.

4. Helicobacter pylori

Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày rất cao, nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng gấp 2 - 6 lần so với người bình thường. Vi khuẩn này có thể lây truyền qua đường miệng, phân, dùng chung đồ ăn hàng ngày và không rửa tay sau khi đi vệ sinh.

Ung thư không lây nhưng mầm bệnh gây ung thư có thể lây, bạn phải chú ý vệ sinh trong sinh hoạt, đề phòng bị lây nhiễm.

4. Suy nghĩ tích cực, tránh những điều tiêu cực

Nghiên cứu về bệnh ung thư trong 60 năm, viện sĩ cảnh báo: Nếu không muốn mắc bệnh ung thư, hãy cố gắng không chạm vào 4 thứ này  - Ảnh 3.

Tâm trạng tốt không chỉ giúp bạn có cuộc sống vui tươi mỗi ngày, làm việc hiệu quả hơn mà nó còn giúp phòng tránh ung thư. Ảnh: Internet

Viện sĩ Tôn Yên tự nhận mình là một người "vô tâm", vì ông hiếm khi tức giận. Ông nhận thấy rằng nhiều bệnh nhân ung thư đều có chung một đặc điểm là họ phải chịu áp lực cao và có tâm trạng lo lắng, bất an trong thời gian dài.

Tâm trạng không tốt trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể sinh ra "phản ứng căng thẳng". Khi bị căng thẳng, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ bị giảm và các tế bào ung thư sẽ nhân cơ hội đó mà phát triển.

Những thói quen sinh hoạt tưởng chừng như đơn giản này lại là "tiêu chuẩn vàng" để ngăn ngừa ung thư, muốn phòng chống ung thư thì phải bắt đầu thay đổi ngay từ bây giờ.

Theo Aboluowang

Minh Hà

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên