MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngôi làng nghèo có tiếng bỗng 'phất' lên từ 1 xưởng làm nến, nay toàn đại gia, có biệt thự, người có tài sản 16 tỷ đồng vẫn chỉ là "hộ nghèo"

04-08-2023 - 15:40 PM | Lifestyle

Ngôi làng nghèo có tiếng bỗng 'phất' lên từ 1 xưởng làm nến, nay toàn đại gia, có biệt thự, người có tài sản 16 tỷ đồng vẫn chỉ là "hộ nghèo"

Bạn không thể ngờ rằng, cách đây 40 năm, trong khi các làng xung quanh phát triển, người dân ở đây vẫn phải đi xách nước hay mượn điện khi nhà có việc hệ trọng.

Nếu đến làng Hoa Viên (Chiết Giang, Trung Quốc), bạn sẽ bắt gặp những dãy biệt thự, nhà gỗ có giá hàng chục triệu NDT. Vào sâu bên trong, bạn thấy hàng loạt trung tâm mua sắm, khu vui chơi, rạp chiếu phim mọc lên san sát.

Năm 2022, cả làng thu về 65,5 tỷ NDT. Thu nhập bình quân đầu người đạt 165.000 NDT/năm (547 triệu đồng). Bí thư chi bộ của thôn khẳng định: “Ở thôn chúng tôi, người có tài sản dưới 5 triệu NDT (16,5 tỷ đồng) vẫn chỉ là hộ nghèo. Người có tài sản trên 10 triệu NDT (33 tỷ đồng) mới chỉ là đang lập nghiệp. Người có 50 triệu NDT (165 tỷ đồng) được coi là giàu có”.

Nhìn vào những gì đạt được ở thời điểm hiện tại này không ai nghĩ rằng trước đây Huayuan từng là ngôi làng nghèo khó trong suốt thời gian dài.

Làng nghèo ‘lột xác’ giàu nức tiếng

Vào ngày 22/7, phóng viên của kênh CCTV-13 đã đến Hoa Viên để mục sở thị về độ giàu có của ngôi làng này. Trong chương trình, một người dân đã đưa anh đi thăm căn nhà của mình. Ngôi nhà có nội thất phần lớn bằng gỗ. Nhà chỉ có 4 tầng nhưng được lắp cả thang máy. Người này cho biết những ngôi nhà kiểu này trong thôn không hiếm. Sau đó, người này cũng giới thiệu với phóng viên về 2 chiếc ô tô của gia đình.

Ngôi làng nghèo có tiếng bỗng 'phất' lên từ 1 xưởng làm nến, nay toàn đại gia, có biệt thự, người có tài sản 16 tỷ đồng vẫn chỉ là "hộ nghèo" - Ảnh 1.

Làng Hoa Viên có trung tâm thương mại rộng hơn 50.000m2 với hàng loạt các thương hiệu mua sắm lớn thường có ở thành phố cũng mở bán tại đây. Rạp chiếu phim luôn kín chỗ với lịch chiếu dày đặc.

Sự phát triển của ngôi làng ở thời điểm hiện tại này khác xa so với 40 năm trước. Trước đây, Hoa Viên là một vùng quê nghèo, thiếu nước, thiếu điện và tài nguyên. Khi đó thôn chỉ có 183 gia đình với 496 nhân khẩu.

Cái nghèo của Hoa Viên vang danh khắp nơi. Theo lời của người dân địa phương, kênh CCTV-13 đã đưa tin rằng do thiếu nước sinh hoạt, họ phải đi xin nước từ làng bên. Khi đó, đường xá của thôn cũng khó di chuyển nên cũng ít thu hút được những đoàn làm phim đến quay nhằm kích cầu du lịch.

Năm 1976, Thiệu Khâm Hương được bầu làm đội trưởng đội sản xuất của làng Hoa Viên khi mới 22 tuổi. Vào thời điểm đó, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của làng chỉ ở mức 87 NDT.

Theo lời của Thiệu Khâm Hương, trong khi mọi làng khác đã có lưới điện ổn định, mạng lưới điện của làng Hoa Viên vẫn yếu và thường xuyên bị cắt điện. Vào ngày tổ chức đám cưới của mình, ông đã phải mượn điện của người dân làng bên. Tuy nhiên, một thanh niên chơi xấu đã cắt điện nên khiến đám cưới chìm trong bóng tối và hỗn loạn. Điều này đã thúc đẩy ông phải làm một điều gì đó để thay đổi tương lai.

Nỗ lực tìm lối thoát để vươn lên làm giàu

Năm 1981, Thiệu Khâm Hương lần đầu tiên vay 500 NDT từ anh trai và bí thư cũ của thôn để cả 3 cùng nhau mở một xưởng sản xuất nến.

Do làng thường xuyên bị mất điện nên nến là thứ bắt buộc phải có trong mọi gia đình. Vì thế, anh không quá lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm. Ngay sau khi mở xưởng sản xuất, xưởng của Thiệu Khâm Hương nhanh chóng phát triển và làm ăn phát đạt.

Để tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong làng, anh mở thêm một xưởng may. Vào năm thứ tư, lợi nhuận của xưởng đã vượt mốc 500.000 NDT.

Ý chí vươn lên thoát nghèo làng Hoa Viên không chỉ có ở Thiệu Khâm Hương. Đa số người dân khác đều nỗ lực tìm lối thoát với hy vọng thay đổi được số phận thông qua kinh doanh.

Vào những năm 1980, chỉ có 140 hộ gia đình, nhưng làng Hoa Viên có đến 50 hộ gia đình thành lập công ty liên doanh. Ngay khi đó, công ty của Thiệu Khâm Hương đã hợp tác với 8 doanh nghiệp do làng điều hành và 46 doanh nghiệp tư nhân và cá nhân nhằm thành lập nên Tập đoàn Huayuan.

Giá nhân công rẻ, nguồn lao động lại dồi dào, Tập đoàn Huayuan phát triển vượt trội. 1996 là năm bước ngoặt của tập đoàn Huayuan, khi một dự án mang tên “Vitamin D3” lọt vào tầm mắt của Thiệu Khâm Hương. Nhìn thấy triển vọng, năm 2000, ông đã đầu tư 20 triệu NDT để mua lại công nghệ sản xuất vitamin D3. 3 năm sau, các sản phẩm vitamin D3 của ông đã thâm nhập vào thị trường quốc tế và trở thành nhà sản xuất mặt hàng này lớn nhất nhì thế giới.

Ngày nay, Tập đoàn Huayuan đã trở thành một doanh nghiệp cấp quốc gia khi sở hữu 50 công ty con, xếp thứ 331 trong số 500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu của Trung Quốc vào năm 2022.

Trong năm ngoái, Tập đoàn này cũng đã đạt doanh thu 38,2 tỷ NDT. Không ai có thể ngờ rằng từ xưởng sản xuất nến và may mặc, tập đoàn này có vươn xa đến vậy.

Thiệu Khâm Hương, người đứng đầu tập đoàn cũng xếp thứ 401 trong Báo cáo Hurun năm 2020 với tài sản ròng là 13,5 tỷ NDT.

Từng bước thay đổi diện mạo của làng Hoa Viên

Chàng trai trẻ với khao khát dẫn dắt làng Hoa Viên trở nên giàu có luôn giữ lời hứa với dân làng của mình. Theo quan điểm của Thiệu Khâm Hương, chìa khoá để đưa làng phát triển là đầu tư vào cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng.

Năm 1983, ông bắt đầu xây dựng đường trong thôn. Sau đó 1 năm, toàn thôn cũng được lắp đặt nước sinh hoạt đến từng hộ gia đình. Năm 1986, nhà hát Garden được xây dựng với số vốn đầu tư hơn 200.000 NDT.

Sau đó, hàng loạt những toà nhà văn phòng được xây dựng trong thôn. Đường xá cũng được mở rộng từ 4m lên 33m.

Ngôi làng nghèo có tiếng bỗng 'phất' lên từ 1 xưởng làm nến, nay toàn đại gia, có biệt thự, người có tài sản 16 tỷ đồng vẫn chỉ là "hộ nghèo" - Ảnh 2.

Dưới sự lãnh đạo của Thiệu Khâm Hương, năm 2004, thu nhập bình quân theo đầu người của người dân trong làng vượt 36.000 NDT. Ông cho rằng tài nguyên thiên nhiên không có nhiều song bằng cách dựa vào công nghiệp và dịch vụ, bài toán nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đã được giải quyết.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2010, tập đoàn Huayuan của Thiệu Khâm Hương tiếp tục đầu tư xây dựng một thành phố đồ nội thất bằng gỗ gụ rộng 50.000m2. Sự khởi đầu này đã giúp các hộ gia đình trong thôn có thêm nghề mới, sản xuất và buôn bán đồ gỗ.

Ngôi làng nghèo có tiếng bỗng 'phất' lên từ 1 xưởng làm nến, nay toàn đại gia, có biệt thự, người có tài sản 16 tỷ đồng vẫn chỉ là "hộ nghèo" - Ảnh 3.

Ngày nay, làng Hoa Viên có hơn 2.300 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ. Tinh thần kinh doanh đã được lan rộng khắp trong làng. Thiệu Khâm Hương cho rằng nhờ sản xuất đồ nội thất bằng gỗ mà hầu hết dân làng làng trở nên giàu có.

Từ nghèo khó phải đi xách từng xô nước, mượn điện của làng bên, giờ đây Hoa Viên đã trở thành ngôi làng giàu có nổi tiếng ở Chiết Giang, thậm chí là cả nước.

Theo Toutiao

Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên