MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người lương thiện nếu như không thay đổi những tính cách này thì mãi là kẻ nhu nhược không được tôn trọng

10-05-2021 - 22:06 PM | Sống

Trên đời này không chỉ có người tốt mà còn có người xấu, kẻ ác, nhưng cho dù họ là ai, họ sẽ làm cho bạn trưởng thành và làm cho bạn mạnh mẽ hơn.

Không biết làm cách nào để từ chối, luôn bị người khác sai khiến

Điều này có thể liên quan đến môi trường trưởng thành. Trên thực tế, có nhiều người được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ là phải hợp lý và sẵn sàng giúp đỡ người khác, và hành vi này dần dần sẽ biến bản thân không thể từ chối người khác.

Khi bị đồng nghiệp hay bạn bè sai khiến, tuy rằng trong tâm lý có 1000% là không muốn nhưng cũng không biểu hiện ra bên ngoài.

Trong cuộc sống này, thỉnh thoảng giúp đỡ một hai lần sẽ khiến người khác biết ơn bạn, nhưng bạn vẫn “ơi" khi người khác gọi, thì dần dần họ cho rằng điều này quá bình thường, cảm thấy việc bạn phục vụ họ là chuyện đương nhiên.

Người lương thiện nếu như không thay đổi những tính cách này thì mãi là kẻ nhu nhược không được tôn trọng - Ảnh 1.

Làm thế nào để từ chối? Rất đơn giản, khi bạn không muốn giúp đỡ, bạn chỉ cần nói: Được rồi, khi nào xong việc tôi sẽ giúp bạn.

Khi nào bạn hoàn thành công việc của mình? Điều đó phụ thuộc vào tâm trạng của bạn. Nếu bạn thực sự không muốn giúp đỡ thì bạn có thể làm những gì bạn nên làm, và quên chuyện đó đi. Nếu như người đó vẫn thúc giục bạn, bạn chỉ cần nói rằng: “Chưa xong việc đâu, hãy chờ nhé!". 

Đừng đánh giá thấp câu trả lời này, vì đây là cách đáp trả khiến đối phương biết rằng họ phải trả giá để được điều gì đó. Trong trường hợp này, họ phải trả giá bằng chuyện phải đợi bạn hoàn thành xong công việc thì họ mới được giúp. 

Hạ thấp giá trị bản thân, luôn thấy mình không xứng đáng

Điều này thể hiện rõ nhất khi bạn đang làm việc hoặc đang yêu ai. Trong những trường hợp này, bạn tuyệt đối không được xem thường chính mình và cho rằng có người khác sẽ tốt hơn mình.

Trên thực tế, tâm lý cho rằng bản thân là người vô dụng sẽ khiến bạn khó chịu. Chỉ cần người khác đối xử với bạn tốt hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình không xứng được tốt như thế, và đương nhiên lập tức muốn đáp trả lại tình cảm ấy để có sự cân bằng về tâm lý.

Người lương thiện nếu như không thay đổi những tính cách này thì mãi là kẻ nhu nhược không được tôn trọng - Ảnh 2.

Tình trạng này có liên quan đến môi trường sống của bản thân. Những người có tâm lý này thường là đứa trẻ ít được cưng chiều nhất, vì thiếu sự quan tâm nên khi được người khác công nhận và khen ngợi một chút sẽ thấy hụt hẫng.

Nếu bạn mang tâm lý này thì xin hãy thay đổi! Bạn phải luôn tự nhắc nhở bản thân từ tận đáy lòng rằng: Tôi xứng đáng có được mọi thứ hơn. Bây giờ bạn phải học cách tự yêu thương chính mình, hãy dành cho mình một chút động viên và khen ngợi mỗi ngày, nói với bản thân mình là người tốt nhất, và xứng đáng được nhiều điều tuyệt vời.

Đặc biệt quan tâm đến thế giới bên ngoài, luôn cố gắng làm hài lòng mọi người

Dù nói hay làm, bạn đều cẩn thận vì sợ bị chê cười nếu mắc lỗi và bạn không dám nói hay thể hiện mình trong những tình huống nguy cấp. Việc để tâm quá nhiều đến lời nói của người khác, sẽ khiến bản thân luôn phải cố gắng làm hài lòng mọi người. Đặc biệt, bạn rất sợ mất mối quan hệ đó.

Những người mang tâm lý này thường rất đáng thương, vì họ nghĩ rằng chưa bao giờ được yêu thương bởi bất kỳ ai, vì vậy luôn cố gắng làm hài lòng mọi người để có được tình cảm đó. Ngay cả khi họ làm rất nhiều nhưng đối với người khác cũng không có giá trị gì. Đây cũng là việc hạ thấp bản thân, luôn cho rằng mình không xứng đáng, vì vậy nên đã dùng sự chân thành của bản thân để đổi lấy sự yêu mến. Đó là sai!

Người lương thiện nếu như không thay đổi những tính cách này thì mãi là kẻ nhu nhược không được tôn trọng - Ảnh 3.

Bạn không cần làm hài lòng ai, chỉ cần làm hài lòng chính mình. Và đương nhiên, khi nhận được những điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta không nên làm phụ lòng người. 

Nội tâm không đủ mạnh mẽ

Trên thực tế, mọi hành vi của người lương thiện không phải là cái tội, vì họ quá yếu đuối nên không dám đắc tội với ai. Khiêm tốn và kiềm chế là một đức tính tốt, nhưng bạn không thể áp đặt bản thân mình phải như thế vì sợ mất lòng người khác.

Sống trên đời không thể thuận buồm xuôi gió, nếu không trải qua sóng gió thì không thể trưởng thành. Đừng ngại mắc sai lầm, đừng ngại làm mất lòng mọi người.

Trên đời này không chỉ có người tốt mà còn có người xấu, kẻ ác, nhưng cho dù họ là ai, họ sẽ làm cho bạn trưởng thành và làm cho bạn mạnh mẽ hơn. Vì vậy khi gặp người tốt, quý nhân hãy thành tâm, còn khi gặp kẻ xấu, kẻ ác thì hãy bình tĩnh.

(Nguồn: Zhihu)


Theo Tiểu Lương

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên