MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

19-12-2024 - 16:06 PM | Sống

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới

Sau 5 năm, số tiền tiết kiệm của người phụ nữ này chỉ còn vỏn vẹn 3.000 đồng. Sự thật đằng sau khiến cả ngân hàng và dư luận bất ngờ.

Vào năm 2014, một sự việc tranh chấp tài sản tiền gửi ngân hàng đã trở thành tâm điểm bàn tán của dư luận Trung Quốc. Theo đó, nạn nhân của vụ việc là một khách hàng nữ tên là Tôn (60 tuổi, sống tại thị xã Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông). Lựa chọn gửi tiết kiệm khoản tiền lớn tại ngân hàng, người này không ngờ rằng sau 5 năm, số tiền mà bản thân tích góp lại ‘‘không cánh mà bay’’. Sau cùng, bà đã nhờ pháp luật vào cuộc để làm rõ đầu đuôi cũng như đòi lại công bằng cho bản thân. 

Tiền gửi ‘‘không cánh mà bay’’ 

Bà Tôn là một thương nhân kinh doanh hàng may mặc ở chợ. Năm 2009, bà quyết định mang số tiền 1 triệu Nhân dân tệ (khoảng 3,4 tỷ đồng) đến ngân hàng gửi tiết kiệm. Bà dự định sẽ rút tiền khi con trai lấy vợ. Một phần cho con xây nhà, còn lại dùng làm tiền dưỡng già cho bản thân.

Vào năm 2014, gia đình có việc cần sử dụng đến tiền nên bà Tôn ra ngân hàng xin rút cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, khác với những gì tưởng tượng, giao dịch viên bất ngờ thông báo một tin chấn động khiến bà Tôn sững sờ. Đó là tài khoản tiết kiệm của bà chỉ còn 1 Nhân dân tệ (khoảng 3.000 đồng). 

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới- Ảnh 1.

Bà Tôn ra ngân hàng xin rút tiền thì được giao dịch viên thông báo tin sốc. Ảnh minh họa.

Bà Tôn bàng hoàng trước những gì vừa nghe thấy. Bà nhờ nhân viên kiểm tra lại vì có thể xảy ra nhầm lẫn. Thế nhưng, câu trả lời vẫn là 1 Nhân dân tệ.

Quá bức xúc khi số tiền tiết kiệm của mình không những không sinh lời mà còn ‘‘biến mất’’ một cách vô lý, bà Tôn nhiều lần đến ngân hàng yêu cầu giải thích nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng. Lúc này, bà nhờ cảnh sát vào cuộc điều tra rồi đâm đơn kiện ngân hàng ra tòa. 

Trong quá trình điều tra, phía ngân hàng cũng có thái độ hợp tác, cung cấp đầy đủ giấy tờ có liên quan cho cảnh sát. Khi này, phía ngân hàng phát hiện sổ tiết kiệm của bà Tôn có dấu hiện làm giả nên từ chối chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, sau khi điều tra kỹ lưỡng, cảnh sát kết luận bà Tôn không liên quan đến việc làm giả sổ tiết kiệm. 

Sự thật không ai ngờ 

Vụ kiện kéo dài đến năm 2020, bà Tôn vẫn tiếp tục khởi kiện ngân hàng để đòi lại quyền lợi của bản thân. Lúc này, toàn bộ sự thật mới được cảnh sát phơi bày. 

Theo điều tra của cảnh sát, việc số tiền tiết kiệm 3,4 tỷ đồng của bà Tôn biến mất có liên quan đến một cựu nhân viên ngân hàng tên là Điền. Năm đó, Điền phụ trách tiếp đón bà Tôn tại ngân hàng. Thấy bà Tôn gửi tiết kiệm số tiền lớn, Điền liền này sinh lòng tham, làm giả hồ sơ gửi tiền của bà. Sau đó, người này nhiều lần tự ý rút tiền để sử dụng vào mục đích cá nhân. 

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới- Ảnh 2.

Sau nhiều năm, sự thật đằng sau cuốn sổ tiết kiệm 1 triệu Nhân dân tệ của bà Tôn đã được làm sáng tỏ. Ảnh minh họa.

Không chỉ bà Tôn, còn có nhiều người khác cũng là nạn nhân của Điền. Ước tính từ năm 2008 đến năm 2010, số tiền mà người này chiếm đoạt đã lên tới hơn 6 triệu Nhân dân tệ. Sau khi chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân, Điền âm thầm xin nghỉ việc rồi sống an nhàn tới khi vụ việc của bà Tôn được làm rõ. 

Tại cơ quan chức năng, Điền đã khai nhận toàn bộ thủ đoạn của bản thân. Tòa án xem xét kỹ lượng mọi tình tiết rồi ra phán quyết kết án 10 năm 6 tháng tù đối với bị cáo Điền. Ngoài ra, phía ngân hàng phải trả cho bà Tôn 1 triệu Nhân dân tệ cùng tiền lãi tương ứng vì đã làm xảy ra sai sót trong quá trình giao dịch. Phía ngân hàng chấp thuận theo phán quyết của tòa và không kháng cáo.

Vụ tranh chấp tiền gửi của bà Tôn đã thu hút sự chú ý của dư luận xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Sau phiên tòa, phía ngân hàng cũng bị chỉ trích nặng nề khi để xảy ra lỗ hổng trong công tác bảo mật thông tin khách hàng cũng như quá trình quản lý và giám sát của mình. Đại diện ngân hàng đã gửi lời xin lỗi công khai trên truyền thông và hứa không để xảy ra sự việc tương tự. 

(Theo Sina)

Khuê Hiền

Đời Sống Pháp Luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM