MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm "xả hàng" cổ phiếu thép và chứng khoán

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm "xả hàng" cổ phiếu thép và chứng khoán

Lực bán bán của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu như SSI, HPG với giá trị đột biến mỗi cổ phiều đều trên 600 tỷ đồng; ngoài ra cũng tiếp tục bán ròng hàng trăm tỷ VPB, VND. Ngược lại, dòng tiền ngoại tiếp tục tìm đến chứng chỉ quỹ FUEVFVND trong tuần đáo hạn phái sinh, bên cạnh đó là VHM, CTG.

Thời gian quá, dưới sự bÙng nổ của nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục ghi nhận những mức cao mới về điểm số. Tuy nhiên trong tuần giao dịch 15-19/11, áp lực chối lời các cổ phiếu tăng "nóng", những nhịp điều chỉnh tại các mã bluechips tại vùng giá cao khiến VN-Index nhanh chóng mất đi động lực tăng điểm. 

Đáng nhớ nhất là nhịp "rơi tự do" hơn 36 điểm của chỉ số chính trong phiên chiều cuối tuần 19/11 trước khi hồi phục trở lại và giảm hơn 17 điểm khi kết phiên. Như vậy, sau những nhịp tăng giảm đan xen trong biên độ hẹp, VN-Index đã không thể vượt qua 1.480 điểm và có nhịp điều chỉnh mạnh nhất từ đầu tháng 11 tới nay.

Trong tuần 15-19/11, nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành nhân tố chính đỡ VN-Index để không giảm quá sâu. Ngược lại, áp lực cung tăng mạnh tại nhóm thép, chứng khoán, khai khoáng hay dầu khí sau những chuỗi bứt tốc trước đó khiến thị giá nhiều cổ phiếu quay đầu giảm mạnh. Đáng nhớ nhất có lẽ là cổ đông ngành thép khi các "anh lớn" tiếp tục chỉnh sâu và "đâm thủng" hàng loạt mốc hỗ trợ kỹ thuật như HPG (giảm 12,1%), POM (giảm 9,8%), NKG (giảm 16%).

Thanh khoản trong tuần cũng ghi nhận ở mức cao đột biến với giá trị giao dịch bình quân 43.220 tỷ đồng/phiến (~1,88 tỷ USD/phiên). Trong đó phiên cuối tuần, giá trị giao dịch toàn thị trường lập kỷ lục cao nhất trong hơn 21 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, ghi nhận 56.337 tỷ đồng (2,45 tỷ USD) - vượt xa kỷ lục 52.144 tỷ đồng thiết lập trong phiên 3/11 trước đó.

Đóng cửa phiên cuối tuần, chỉ số VN-Index đạt 1.452,35 điểm tương ứng giảm 21,02 điểm (1,43%) so với đầu tuần. Ngược chiều, HNX-Index trong một tuần tăng 2,79% lên mức 453,97 điểm điểm và UPCoM-Index tăng 2,33% lên 113,24 điểm.

Về giao dịch khối ngoại, dòng tiền mạnh mạnh mẽ chảy vào thị trường đưa giá trị giao dịch bình quân trong tuần của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mạnh 15% so với tuần trước lên mức 4.042 tỷ đồng, chiếm 4,7% tỷ trọng toàn thị trường. Điểm trừ là họ tiếp tục bán ròng trên toàn thị trường với giá trị bán ròng cả tuần ghi nhận 1.160 tỷ đồng, khối lượng bán ròng khoảng 39 triệu cổ phiếu trong tuần vừa qua.

Cụ thể, sau khi trở lại mua ròng trong hai phiên đầu tuần chủ yếu thông qua thỏa thuận, nhà đầu tư ngoại đã quay đầu bán ròng trong ba phiên cuối tuần. Đáng chú ý, áp lực bán ròng xảy ra mạnh trên kênh khớp lệnh, lực mua thỏa thuận chỉ có thể đối ứng trong đầu tuần và hoàn toàn trở lên "lép vế" càng về cuối tuần giao dịch.

Theo đó, nếu chỉ xét trên kênh khớp lệnh, giá trị bán ròng của khối ngoại trong tuần lên tới 1.794 tỷ đồng, tuy nhiên nhờ mua ròng 634 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận nên giá trị bán ròng trên toàn thị trường được thu hẹp.

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm xả hàng cổ phiếu thép và chứng khoán - Ảnh 1.

Xét riêng theo từng mã cổ phiếu, lực bán bán của khối ngoại tập trung tại các cổ phiếu như SSI, HPG với giá trị đột biến mỗi cổ phiếu đều trên 600 tỷ đồng; ngoài ra cũng tiếp tục bán ròng hàng trăm tỷ VPB, VND. Đây đều là những cổ phiếu đã có mức tăng mạnh hoặc ghi nhận những nhịp điều chỉnh mạnh trong tuần qua

Ngược lại, dòng tiền ngoại tiếp tục tìm đến chứng chỉ quỹ FUEVFVND trong tuần đáo hạn phái sinh, bên cạnh đó , VHM, CTG cũng đứng vị trí cao trong danh sách mua ròng của khối ngoại trong tuần. Ngoài ra, dòng tiền ngoại còn chảy vào các cổ phiếu khác như DGW, MSN, KBC, GAS...

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm xả hàng cổ phiếu thép và chứng khoán - Ảnh 2.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần thứ ba liên tiếp bán ròng, tổng giá trị bán ròng ghi nhận 1.183 tỷ đồng - giảm nhẹ với giá trị tuần liền trước. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại bán ròng 1.831 tỷ đồng thông qua khớp lệnh trên sàn, bên cạnh đó trở lại mua ròng 649 tỷ đồng thông qua giao dịch thỏa thuận, qua đó thu hẹp đà bán ròng chung.

Tại chiều bán, cổ phiếu chứng khoán SSIHPG là tâm điểm bán ròng nhiều tuần qua với giá trị ghi nhận lần lượt là 692 tỷ đồng và 633 tỷ đồng, chủ yếu trên kênh khớp lệnh. Khối ngoại bán 862 tỷ đồng cổ phiếu SSI và chỉ mua vào 170 tỷ đồng. Tuy vậy, thị giá SSI bất chấp áp lực bán ròng nhưng trong tuần qua vẫn ghi nhận mức tăng mạnh gần 9%, đặc biệt là đã tăng kịch trần ngay sau thông tin chào bán cổ phiếu nhằm tăng gấp rưỡi vốn điều lệ lên gần 15.000 tỷ đồng.

Trái ngược, một tuần giao dịch buồn đối với cổ đông nhà thép HPG khi thị giá tiếp tục "đỏ lửa" khi lao nhanh xuống vùng 48.000 đồng/cổ phiếu, đánh mất hơn 16% giá trị trong chưa đầy một tháng. Tiêu điểm nổi bật nhất về giao dịch khối ngoại với HPG là động thái "lướt sóng" của nhóm Dragon Capital khi vừa bán ra tổng cộng 1,4 triệu cổ phiếu HPG đã quay lại mua 1 triệu cổ phiếu trong phiên cuối tuần, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 6,0183%. Tính chung, khối ngoại bán khớp lệnh 1.177 tỷ đồng cổ phiếu HPG trong khi mua khớp lệnh 504 tỷ đồng; ngoài ra họ mua ròng hơn 40 tỷ đồng trên kênh thỏa thuận,

Các cổ phiếu khác tại sàn HoSE bị bán ròng trên 200 tỷ đồng trong tuần qua còn có thể kể đến là VPB (356 tỷ đồng), VND (315 tỷ đồng ), VNM (278 tỷ đồng), NLG (261 tỷ đồng), GEX (209 tỷ đồng)...

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm xả hàng cổ phiếu thép và chứng khoán - Ảnh 3.

Trên sàn HNX, khối ngoại vẫn tiếp tục xu hướng bán ròng, tuy nhiên quy mô đã tăng mạnh từ mức 23 tỷ đồng trong tuần trước lên 103 tỷ đồng, theo đó họ bán ròng 91 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh đồng thời bán ròng thêm hơn 12 tỷ đồng thỏa thuận.

Giao dịch chiều bán tại HNX ghi nhận cổ phiếu CEO tiếp tục bị bán mạnh nhất với gần 45 tỷ đồng. Cổ phiếu này từ đầu năm liên tục duy trì xu hướng tăng điểm và vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại, toàn bộ 5 phiên giao dịch trong tuần qua đều tăng điểm với 4 phiên tăng kịch trần đưa thị giá tăng tới 58% so với cuối tuần trước.

Theo sau là PVS với giá trị bán ròng 44 tỷ đồng và HUT bị bán ròng 20 tỷ đồng. Danh sách bán ròng còn có IVS (8 tỷ đồng), CTB (7 tỷ đồng), IDJ (4 tỷ đồng), KLF (2 tỷ đồng)...

Ngược lại, khối ngoại mua ròng trên sàn HNX mạnh nhất tại mã BCC với 14 tỷ đồng, các cổ phiếu được mua ròng trong tuần qua còn có VCS, PVI, THD, SHS, NDN, CLH...

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm xả hàng cổ phiếu thép và chứng khoán - Ảnh 4.

Duy nhất trên sàn UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh 125 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng 128 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh và bán ròng 4 tỷ đồng qua kênh thỏa thuận.

Cổ phiếu VEA tuần này dẫn đầu danh sách bán ròng khi bị khối ngoại bán ròng hơn 47 tỷ đồng và đều bán qua kênh khớp lệnh. Bên cạnh đó, LKW và HTG cũng bị bán ròng lần lượt 4 tỷ đồng và 3 tỷ đồng, một số cổ phiếu bị bán ròng từ nhà đầu tư ngoại tuần qua trên UPCoM còn có TVN, BSR, PGB, ABI, MLS, SKV...

Tại phía mua vào, cổ phiếu QNS tuần này được nhà đầu tư ngoại mua ròng nhiều nhất với 89 tỷ đồng, chủ yếu đều qua mua khớp lệnh, chỉ có 4 tỷ đồng là mua ròng thỏa thuận. Ngoài ra, dòng vốn ngoại cũng tìm đến NTC với giá trị mua ròng ghi nhận 70 tỷ đồng. Danh sách mua ròng còn có CTR, ACV, VGT, FOC, VTP...

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục bán ròng 1.160 tỷ đồng trong tuần 15-19/11, tâm điểm xả hàng cổ phiếu thép và chứng khoán - Ảnh 5.

Phương Linh

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên