MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho dược phẩm nội

24-01-2024 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho dược phẩm nội

Năm 2023 chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế, nhiều ngành có mức tăng trưởng âm nhưng ngành dược vẫn có sự tăng trưởng nhờ sự bứt phá của các công ty dược hàng đầu.

Ngược dòng để tăng trưởng

Trong năm 2023, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược phẩm phải đối mặt với nhiều khó khăn nhu cầu tiêu dùng giảm; biến động giá năng lượng, nguyên vật liệu đầu vào; cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và sức ép từ tỉ giá gia tăng... Tuy nhiên, trong bối cảnh này Imexpharm lại ngược dòng và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Kết thúc năm 2023, tổng doanh thu gộp của công ty đạt 2.113 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với mức tăng trưởng chung của toàn thị trường khoảng 8%. Doanh thu thuần đạt 1.994 tỷ đồng tăng trưởng 21% so với cùng kỳ.

Tổng giám đốc Imexpharm (IMP), Thầy thuốc nhân dân, Dược sĩ Trần thị Đào, cho biết: "Thị trường dược phẩm Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng ổn định, sau đại dịch COVID-19, ngành dược phẩm vẫn giữ đà tăng trưởng dù một số ngành có dấu hiệu chững lại. IMP đạt được kết quả kinh doanh tốt khi đầu tư có chiều sâu cho chất lượng sản phẩm, đồng thời đảm bảo giá thành hợp lý đến tay người dùng.

Thực tế, IMP đang thuộc top đầu trên thị trường thuốc kháng sinh và duy trì nhiều lợi thế để đạt được kết quả ấn tượng trên. Đáng chú ý, nhà máy EU-GMP IMP4 đưa vào khai thác hiệu quả năm đầu tiên với doanh thu đạt gần 80 tỉ đồng. Công ty có 11 MA EU (Số đăng ký sản phẩm tại Châu Âu) được cấp trong năm 2023 cho 6 sản phẩm. Công ty cũng đang gặt hái kết quả tích cực từ chiến lược tái cơ cấu tổ chức theo mô hình quản trị chuyên nghiệp: Top các giải thưởng 2023 như Top 50 công ty niêm yết tốt nhất,...

Thành công của IMP cho thấy sự chuyển mình của các công ty dược phẩm Việt Nam trong một thị trường dược phẩm được đánh giá có tốc độ tăng trưởng tốt và tiềm năng trong khu vực. "Trong năm 2024, tôi cho rằng các khó khăn và thách thức vẫn còn ở phía trước và đòi hỏi chúng ta phải liên tục đổi mới và thích ứng kịp thời. Với định hướng phát triển bền vững, các chi nhánh bán hàng cần quan tâm vấn đề tuân thủ tính pháp lý, tăng cường việc thẩm định năng lực khách hàng, không chạy theo doanh số để dẫn đến rủi ro về công nợ. Đồng thời, cần quản lý tài chính chặt chẽ, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay", Tổng giám đốc Imexpharm nói.

Lực đẩy của 2024

Các công ty dược phẩm như IMP kỳ vọng Chiến lược của Chính phủ (Quyết định số 376/QĐ-TTg) ưu tiên phát triển, tiến đến tỷ lệ thuốc nội địa/nhập khẩu sẽ ở mức 75/25. Với cơ chế không còn chọn thuốc giá rẻ nhất, đây là thời cơ vàng cho các nhà sản xuất thuốc nội địa ở nhóm 2 & 3 có sản phẩm chất lượng cao, giá phù hợp.

Vì vậy, những năm gần đây, cuộc đua về tiêu chuẩn EU-GMP diễn ra quyết liệt giữa các hãng dược trong nước. Nhất là khi Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dược phẩm. Trong đó, IMP đang có 11 dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, nằm trong top 8% các nhà sản xuất thuốc nội địa đáp ứng được tiêu chuẩn đấu thầu vào nhóm 1 và 2 ở kênh ETC tại Việt Nam.

Nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho dược phẩm nội - Ảnh 1.

Về kế hoạch của năm 2024, Tổng giám đốc IMP cho biết tiếp tục đầu tư và thực hiện các sáng kiến nhằm tăng năng suất của các dây chuyền, nhà máy hiện hữu. Đặc biệt, Công ty đã xây dựng đội ngũ phát triển hợp tác toàn cầu để thúc đẩy thực thi kế hoạch khai thác thị trường nước ngoài; nghiên cứu và đưa ra các đề xuất để có thể sản xuất gia công (CMO) cho các công ty dược phẩm đa quốc gia. Để tăng cường cho hoạt động này, IMP sẽ mở rộng thị trường với lĩnh vực trị liệu mới bằng cách hợp tác với các đối tác Hàn Quốc và quốc tế để chuyển giao công nghệ, hợp tác nhập khẩu, sản xuất và phân phối. Hiện, Công ty đang trao đổi đàm phán với một số đối tác hàng đầu thế giới và dự kiến ký kết MOU vào năm 2024.

Nhiều cơ hội tăng trưởng mới cho dược phẩm nội - Ảnh 2.

Theo lãnh đạo của IMP, hoàn thiện mô hình quản trị, nâng cao mức độ chuyên nghiệp, tối ưu hóa hoạt động đã giúp biên EBITDA trong năm 2023 của IMP cải thiện từ 22% lên 23% nhờ doanh thu tăng trưởng mạnh dẫn đến lợi thế kinh tế theo quy mô tốt hơn và đòn bẩy hoạt động cao hơn cũng như các sáng kiến tiết kiệm chi phí. Ngay từ đầu năm, IMP chủ động triển khai các sáng kiến liên quan đến mua sắm để kiểm soát dễ dàng hơn hoạt động mua hàng, giảm giá mua, giảm số lượng nhà cung cấp. Dự kiến, kế hoạch có thể kiểm soát chi phí đầu vào từ quý II, giúp tiết kiệm từ 15% trở lên so với giá mua trước đây.

Đánh giá chung cho thấy, công ty dược như IMP đủ khả năng đảm bảo cung ứng thuốc ổn định, bền vững với giá cả hợp lý, chất lượng, vừa tạo ra một thị trường dược phát triển.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên