MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhựa Pha Lê (PLP) đẩy mạnh xuất khẩu gạch SPC, cổ phiếu thưởng có thể giao dịch trong tháng 9

PLP phát hành 15 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ phát hành 60% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 60 cổ phiếu mới). Sau phát hành, Nhựa Pha Lê sẽ tăng vốn điều lệ từ 250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng.

Lãnh đạo CTCP Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (PLP) cho biết, theo kế hoạch, thủ tục lưu ký và niêm yết cổ phiếu thưởng của công ty sẽ hoàn tất trong tháng 9. Trước đó, ngày 14/8, PLP đã chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu thưởng tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

PLP phát hành 15 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ phát hành 60% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 60 cổ phiếu mới). Sau phát hành, Nhựa Pha Lê sẽ tăng vốn điều lệ từ 250 tỷ đồng lên 400 tỷ đồng.

Tính đến hết năm 2019, PLP còn gần 137 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 17 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần và 5,6 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển. Đây là các nguồn vốn sử dụng trong đợt phát hành cổ phiếu thưởng này.

Báo cáo tài chính bán niên của doanh nghiệp cho biết trong 6 tháng đầu năm, PLP đạt 918 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận đạt 24,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 210% và 22,6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu trong nửa đầu năm 2020 của PLP tăng mạnh chủ yếu đến từ việc công ty mở rộng thêm hoạt động thương mai, đồng thời lĩnh vực sản xuất cũng ký kết được hợp đồng độc quyền với một số đối tác lớn cung cấp hàng hóa tại các thị trường trọng điểm.

Tuy nhiên, do hoạt động thương mại vốn có biên lợi nhuận thấp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu (50% so với 22% cùng kỳ năm trước), cùng với thị trường cạnh tranh quyết liệt về giá bán sản phẩm Filler Matchbach làm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm bị giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong bối cảnh khó khăn về thị trường do tác động của đại dịch Covid-19, PLP vẫn duy trì xuất khẩu tăng trưởng trên 20% so với cùng kỳ. Kết hợp với thị trường nội địa, doanh thu hai nhà máy Nghệ An và Hải Phòng trong 6 tháng đạt 450 tỷ đồng.

Mặt khác, việc Hoàng Gia Pha Lê, Công ty liên kết của PLP chính thức đi vào sản xuất và xuất khẩu gạch nhựa hèm khóa SPC sang Mỹ cũng như tiêu thụ nội địa từ tháng 6/2020 đã mở ra hướng đi mới cho việc tiêu thụ đá CaCO3.

Theo chia sẻ của ông Lê Quang, Tổng giám đốc Hoàng Gia Pha Lê, Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu lớn nhất sản phẩm gạch SPC vào thị trường Mỹ với thị phần 51%, Việt Nam mới chiếm 2,2%, giá trị đạt khoảng 66 triệu USD/năm. Hoàng Gia Pha Lê đặt mục tiêu dành 70% sản lượng xuất khẩu.

Long Nhật

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên