MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những năm cuối đời , dù giàu hay nghèo cũng phải để lại 3 "tài sản" này cho con cái: Quan trọng hơn tiền bạc

13-01-2024 - 10:10 AM | Sống

Những năm cuối đời , dù giàu hay nghèo cũng phải để lại 3 "tài sản" này cho con cái: Quan trọng hơn tiền bạc

Đây là những tài sản đặc biệt quan trọng mà cha mẹ nên để lại cho con cái từ sớm.

Với sự phát triển của xã hội, người dân đang liên tục nâng cao chất lượng cuộc sống, đời sống của người già cũng đã có sự cải thiện đáng kể. Cùng với sự gia tăng tuổi tác, vị thế và vai trò của người lớn tuổi trong mỗi gia đình cũng trải qua sự biến đổi.

Trong giai đoạn này, người già không chỉ quan tâm đến cuộc sống của bản thân, mà vẫn không tránh khỏi quan tâm đến sự phát triển của con cái.

Ở tuổi già, bất kể bạn có tiền bạc nhiều ít ra sao, muốn giúp đỡ con cái, tốt nhất là nên để lại 3 loại “tài sản” đặc biệt sau đây.

Tài sản 1: Sức khỏe của chính mình

Người lớn tuổi tự chăm sóc tốt cho bản thân không phải hành vi ích kỷ, mà chính là một cách để giảm gánh nặng cho con cái. Sức khỏe là nền tảng của cuộc đời, chỉ có khi duy trì sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng ta mới có thể tận hưởng hạnh phúc cuộc sống về sau và giảm bớt lo lắng cho con cái.

Nếu lựa chọn một lối sống không lành mạnh và không chú ý đến sức khỏe, bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc hàng loạt căn bệnh mãn tính liên quan tới huyết áp, đường huyết… Thường xuyên ra vào bệnh viện có thể làm cho con cái phải cáng đáng thêm chi phí y tế, hoặc dành thời gian để thăm nom, chăm sóc bố mẹ.

Những năm cuối đời , dù giàu hay nghèo cũng phải để lại 3 "tài sản" này cho con cái: Quan trọng hơn tiền bạc - Ảnh 1.

Sức khỏe là nền tảng của cuộc đời, chỉ có khi duy trì sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, chúng ta mới có thể tận hưởng hạnh phúc cuộc sống về sau và giảm bớt lo lắng cho con cái. Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại, ở tuổi già, nếu có thể tự giác phát triển thói quen sống khỏe mạnh như tập thể dục đều đặn, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và thái độ tích cực, có thể giảm bớt lo lắng về sau này của con cái.

Đồng thời, người già cũng cần chú ý đến tình trạng tinh thần, tâm lý lạc quan, duy trì giao tiếp tốt với gia đình để giảm bớt áp lực.

Lấy ví dụ, sau khi nghỉ hưu, ông Trương luôn kiên trì tập thể dục mỗi sáng và đi ngủ đúng giờ vào mỗi tối. Ông cũng thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng, kết giao với nhiều bạn bè cùng chí hướng. Cuộc sống của ông luôn vui vẻ hạnh phúc, điều này khiến con cái ông cảm thấy an tâm.

Tài sản 2: Xây dựng một gia đình lành mạnh để hướng dẫn con cái đi đúng đường

Gia đình là nơi nuôi dưỡng sự phát triển của mỗi người, và gia đình có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển cá nhân. Người già có được sự từng trải và khôn ngoan phong phú trong suốt cả đời, do đó những lời nói và hành động của họ ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của con cái.

Do đó, thế hệ trước cần xây dựng một gia đình lành mạnh, hướng dẫn con cái đi theo con đường đúng đắn. Đây sẽ là tài sản còn đáng giá hơn tiền tài vật chất bình thường.

Chẳng hạn như, cha mẹ hãy luôn dạy dỗ con cái phải trung thực và có trách nhiệm, cần cần cù và nỗ lực không ngừng. Người trẻ phải tôn trọng người lớn, người mạnh quan tâm đến người yếu hơn, tạo nên một gia đình hòa thuận, mọi thành viên tích cực và đoàn kết với nhau. Có như vậy, sau này con cháu trong gia đình mới trở thành những người có ích trong xã hội.

Những năm cuối đời , dù giàu hay nghèo cũng phải để lại 3 "tài sản" này cho con cái: Quan trọng hơn tiền bạc - Ảnh 2.

Thế hệ trước cần xây dựng một gia đình lành mạnh, hướng dẫn con cái đi theo con đường đúng đắn. Đây sẽ là tài sản còn đáng giá hơn tiền tài vật chất bình thường. Ảnh minh họa: Internet

Tài sản thứ 3: Sự giúp đỡ vừa đủ, không can thiệp trực tiếp

Theo sự phát triển của thời đại, ngày càng có nhiều người trẻ chọn kết hôn và sinh con muộn. Điều này dẫn đến việc một số cha mẹ lớn tuổi vẫn phải đảm nhận trách nhiệm chăm trẻ ở tuổi già.

Trong quá trình này, thế hệ trước cần giữ được mức độ vừa phải, họ có thể giúp đỡ các con để giảm bớt áp lực nuôi nấng trẻ nhỏ, nhưng không can thiệp quá nhiều vào quá trình đó. Đối với con cháu, ông bà tốt nhất không chỉ thể hiện tình yêu thương và sự đồng hành với cháu, mà còn tôn trọng sự độc lập và phát triển cá nhân của cháu. Khi cháu mắc lỗi, ông bà cần kiên nhẫn giảng dạy, thay vì chỉ trách móc và trừng phạt. Khi cha mẹ giáo dục cháu, họ cũng chỉ nên yên lặng nghe chứ không bao biện làm thay, hoặc bao che cho sai lầm của cháu.

Cách giáo dục như vậy giúp cho thế hệ trẻ phát triển trong môi trường khỏe mạnh và hạnh phúc.

Lời kết

Những năm cuối đời, người già không chỉ cần quan tâm đến chất lượng cuộc sống của mình, đồng thời cũng phải chú ý đến sự phát triển của con cháu. Qua việc chăm sóc bản thân, xây dựng gia đình lành mạnh và giúp đỡ con cái trong quá trình chăm sóc cháu, đây chính là chìa khóa không chỉ mang lại sự hòa hợp và hạnh phúc cho gia đình, mà còn tạo lập một mô hình cho con cái, hướng dẫn họ tiến bước trên con đường thành công.

*Nguồn: Sohu

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên