MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những ngôi nhà lợp rong biển tồn tại hơn 300 năm, thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước"

20-06-2023 - 09:54 AM | Sống

Ở Læsø, nhà được lợp bằng những bó rong biển dày và nặng có khả năng trở thành vật liệu xây dựng lý tưởng để cả thế giới "bắt chước".

Vào hầu hết những ngày hè trên đảo Læsø của Đan Mạch, bạn sẽ thấy người đàn ông tên Henning Johansen cần mẫn làm việc. Johansen là người dân bản địa sống trên đảo. Nghề của ông là... thợ lợp mái nhà. Nhưng ở Læsø, công việc của một người thợ lợp mái không giống bất kỳ nơi nào khác trên khắp thế giới.

Cái khó ló cái khôn

Cách bờ biển phía Đông Bắc của Jutland 19km, hòn đảo Læsø xuất hiện trong thần thoại Bắc Âu là quê hương của người khổng lồ Ægir, và nổi tiếng với những vụ đắm tàu, được nhắc đến trong suốt lịch sử hải quân Đan Mạch. Tuy nhiên, điểm độc đáo nhất của Læsø lại chính là những ngôi nhà trên đó.

Những ngôi nhà có thể coi là độc nhất vô nhị trên thế giới, bởi chúng được lợp bằng các bó rong biển vừa dày vừa nặng.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 1.

Trên đảo Læsø, nằm ngoài khơi Đan Mạch, có những ngôi nhà lợp bằng rong biển.

Việc lợp bằng rong biển bắt đầu ở Læsø vào thế kỷ 17 và chỉ có ở hòn đảo này. Sau đó, những mái nhà bằng rong biển được cho là đã được nhìn thấy trên Quần đảo Orkney của Scotland.

Và thói quen này cũng chẳng phải là phát minh bộc phát mà cũng chỉ vì "cái khó ló cái khôn" của người dân bản địa. Vì lẽ, Læsø, nơi có ngành công nghiệp muối phát triển mạnh, đã bị phá rừng - cây cối bị đốt để cung cấp năng lượng cho các lò muối. Vậy nên, người dân đảo cần tìm một vật liệu lợp mái thay thế. Bản thân hòn đảo này lại có nguồn tài nguyên ít ỏi và phần lớn là các bãi bùn và bãi cát, rất khó canh tác. Thế rồi, người dân hướng ra biển.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 2.

Ngoài kích thước khổng lồ, chúng trông rất giống cỏ tranh. Một số mái nhà này đã hơn 300 năm tuổi. Chúng là nét độc đáo của đảo Læsø.

Người ta trục với gỗ lũa từ những con tàu bị đắm ngoài khơi để làm khung nhà và dùng rong biển có tên là zostera marina (hay còn gọi cỏ lươn) kéo từ bờ biển vào để lợp mái.

Đến đầu thế kỷ 20, hầu hết các ngôi nhà trên đảo Læsø đều được lợp bằng rong biển. Tuy nhiên, sau khi một loại bệnh nấm đã quét sạch phần lớn rong biển zostera marina vào những năm 1920, kiến thức về kỹ thuật lợp mái nhà này dần biến mất. Sau đó, chỉ còn 36 ngôi nhà lợp bằng rong biển trên hòn đảo 1.800 dân.

Hồi sinh di sản vô giá

Kể từ năm 2012, ông Henning Johansen đã hồi sinh kỹ thuật này khi sửa chữa các mái nhà. Ông được coi là người tiên phong trong kỹ thuật lợp mái nhà bằng rong biển.

“Đó là một trong những điều vĩ đại nhất trong lịch sử của Læsø, vì vậy nó rất quan trọng đối với hòn đảo”, ông Johansen nói với kênh BB Travel khi đang làm việc trên mái nhà.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 3.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 4.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 5.

“Đây vốn là công việc của phụ nữ”, ông nói thêm, giải thích rằng: "Vì nam giới trên đảo thường xuyên ra khơi nên phụ nữ phải trông coi trang trại và nhà cửa. Họ ở một mình trên hòn đảo này và tự chăm sóc bản thân. Họ đã tìm ra cách làm những mái nhà này, điều chưa từng thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Vì vậy, tất nhiên chúng tôi rất tự hào về di sản”.

Khoảng 40 đến 50 phụ nữ cùng nhau làm việc trên mái nhà. Họ thu gom rong biển sau những cơn bão mùa thu, sau đó trải ra trên cánh đồng để phơi khô trong khoảng 6 tháng, điều này sẽ loại bỏ vi tảo và làm cho rong biển tránh bị thối rữa.

Khi bắt đầu xây dựng, họ xử lý rong biển như thể nó là len bằng cách xoắn thành những chiếc dây thừng lớn rồi buộc chúng vào xà nhà để làm giá đỡ. Sau đó, những lớp rong biển sẽ được chất lên trên và đè lên bằng than bùn: mái nhà trung bình dày hơn 1m và nặng từ 35 đến 40 tấn.

Khi công việc lợp mái nhà đã hoàn thiện, những người phụ nữ thường đặt ghế lên đó để ngồi nhìn ra phía biển xa xăm, tìm những con tàu đắm (xem có thể trục vớt xác tàu) và đi lại xung quanh, thậm chí nhảy múa trên mái nhà rong biển để nén chúng chặt lại.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 6.

Vì cỏ lươn được đượm muối nên mái nhà không dễ mục nát và có thể tồn tại hàng trăm năm.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 7.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 8.

Cỏ lươn mọc trên biển của hòn đảo và từng nhiều đến mức thường xuyên dạt vào bờ biển. Chúng có những chiếc lá dài, màu xanh tươi, giống như dải ruy băng, rộng khoảng một centimet và dài tới 2 mét.

Johansen nói rằng họ có thể làm một mái nhà trong một ngày. Đối với nhóm 5 thợ lợp mái địa phương của ông, phải mất khoảng 21 giờ. “Bởi vì tôi không có đủ nhân lực là 50 phụ nữ”.

Nhưng không chỉ vì mục đích di sản mà Johansen đang hồi sinh nghề lợp rong biển. “Cỏ lươn là một nguyên liệu rất thú vị”, ông nói, “vì chúng không dễ cháy do đượm quá nhiều muối bên trong".

Cỏ lươn, thường được gọi là “rong biển”, có lá dài và có thể dài tới 2m. Nó được tìm thấy trên khắp thế giới, mặc dù phần lớn ở bán cầu bắc. Cỏ lươn không chỉ có khả năng chống cháy, thối rữa và sâu bệnh một cách tự nhiên, mà còn hấp thụ CO2.

Những ngôi nhà tưởng xấu xí mà tồn tại hơn 300 năm, làm từ thứ vật liệu rẻ bèo xứng đáng để cả thế giới "bắt chước" - Ảnh 9.

Nông dân thu thập cỏ lương từ bãi biển và sau khi sấy khô, chúng được bó lại và xoắn thành những sợi dây thừng dày, sau đó được dệt qua xà nhà của một ngôi nhà để tạo thành mái nhà.

Sau khoảng 1 năm, cỏ lươn sẽ hoàn toàn không thấm nước và có đặc tính cách nhiệt tương đương với bông khoáng, một loại vật liệu dạng sợi, dày đặc được làm từ thủy tinh nóng chảy, đá hoặc chất thải công nghiệp.

Một mái nhà làm từ loại rong biển này có thể tồn tại hàng trăm năm. Bằng chứng là một trong những mái nhà rong biển còn sót lại trên đảo Læsø có niên đại hơn 300 năm. Trong khi đó, mái ngói thường có tuổi thọ chỉ khoảng 50 năm.

Sự kết hợp giữa tính bền vững và di sản này đã thu hút sự chú ý của kiến trúc sư người Mỹ sống tại Copenhagen, Kathryn Larsen, người hiện đang nghiên cứu cách thức lợp mái nhà bằng rong biển, truyền thống của Læsø, có thể được cập nhật thành vật liệu xây dựng đương đại bền vững trên khắp thế giới.

Trong thời gian học tại Trường Thiết kế và Công nghệ KEA ở Copenhagen, Larsen đã tập trung luận án của mình vào những mái nhà bằng rong biển trên đảo Læsø, một chủ đề có rất ít nguồn tài liệu bằng tiếng Anh.

“Nó trở thành bí ẩn lớn đối với tôi vì hầu hết thông tin đều bằng tiếng Đan Mạch”, cô nói. “Tôi thực sự bị cuốn hút bởi điều đó trong vài năm. Tôi quyết tâm học thêm tiếng Đan Mạch và sau đó nghiên cứu thêm về chủ đề này. Nó thực sự trở thành một niềm đau đáu trong tôi”.

Larsen muốn thay đổi cách nhìn của ngành xây dựng đối với các kỹ thuật cũ, vốn “không chỉ tốt cho môi trường bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo tự nhiên, mà còn tạo ra các tòa nhà thân thiện với con người.

Bởi vì cỏ lươn phát triển ở khắp nơi trên thế giới, nên Larsen nhìn thấy tiềm năng toàn cầu to lớn để sử dụng nó làm vật liệu xây dựng bền vững.

Ở Læsø, Johansen vẫn còn 10 mái nhà nữa cần thay thế. Đó là một dự án dài, nhưng ông nói rằng ông không muốn gấp rút làm điều đó "bởi vì sẽ dễ dàng hơn nhiều để kể cho du khách nghe về lịch sử của hòn đảo khi mọi người đến và xem tôi sửa chữa những ngôi nhà cũ”.

Du khách đến Læsø được mời đến xem ông Johansen làm việc vào các ngày trong tuần trong suốt mùa hè, nơi họ có thể tận mắt chứng kiến “cách thức hoạt động, chất liệu và mức độ thú vị của những mái nhà làm từ rong biển”.

Ông Johansen nói cỏ lươn là một phần của di sản thế giới. “Bạn có thể đến Læsø và tôi có thể cho bạn thấy lịch sử bởi vì nó đã từng được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới – ở khắp mọi nơi từ Biển Wadden của Hà Lan, nơi nó được sử dụng để xây tường biển đến New England nơi các ngôi nhà được cách nhiệt bằng Cabot's Quilt, một chất cách nhiệt và cách âm làm từ cỏ lươn khô.

“Những mái nhà làm từ rong biển có một lịch sử hoành tráng, đã bị lãng quên rất nhanh và bây giờ tôi bắt đầu kể lại", ông Johansen nói.

Theo Minh Nhật

Tổ quốc

Trở lên trên