MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những thành tựu và ảnh hưởng thực sự mà ông Trump đã mang lại sau 4 năm ở Nhà Trắng

04-11-2020 - 20:12 PM | Tài chính quốc tế

Nước Mỹ thật khó mà "cảm thấy tuyệt vời trở lại" vì nền kinh tế đang xác xơ thì dịch bệnh. Tuy nhiên, công bằng mà nói nếu không phải vì đại dịch, cơ hội tái đắc cử của ông sẽ khả quan hơn nhiều.

Nước Mỹ thật khó mà "cảm thấy tuyệt vời trở lại". Quốc gia đã mất đi 11 triệu lao động không còn làm việc so với tháng 2/2020; chỉ hơn một phần ba số học sinh vẫn tiếp tục đi học bình thường; đói nghèo đang gia tăng; và những ký ức về một mùa hè đầy hỗn loạn của các cuộc biểu tình và bất ổn đa sắc tộc vẫn còn nguyên vẹn. Số liệu chính thức cho thấy 227.000 người đã chết do Covid-19; dữ liệu về tỷ lệ tử vong vượt mức cho thấy số người thực sự đã mất mạng là hơn 300,000. Tổng số ca bệnh mới nhập viện đã tăng tới lần thứ ba. Vào 23/10, Mỹ đã ghi nhận gần 84.000 ca nhiễm mới - con số theo ngày cao nhất cho đến thời điểm này.

Tuy nhiên, nếu không phải vì đại dịch, cơ hội tái đắc của Trump sẽ khả quan hơn nhiều. Năm 2016, ông nói với các cử tri rằng ông sẽ giữ cho nền kinh tế phát triển; và trước khi khi dịch bệnh bùng phát, điều đó vẫn đúng. Tăng trưởng hàng năm chưa bao giờ đạt mức 4% như ông đã hứa, nhưng những con số đạt được đã khả quan hơn nhiều so với dự báo và việc cắt giảm thuế của Trump vào 2017 hóa ra là một phương án kích thích tài khóa đúng lúc. Vào cuối năm ngoái, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đạt mức thấp nhất trong nửa thế kỷ vừa qua. Mức lương của những lao động nghèo đã tăng đáng kể.

Hơn nữa, Trump đã hoàn thành tốt các phần khác trong bản kế hoạch 4 năm của mình. Các hiệp định thương mại quốc tế Trump dành sự quan tâm đã bị từ bỏ hoặc sửa đổi, thuế quan áp lên các quốc gia bị cáo buộc là cạnh tranh việc làm với người Mỹ và nhập cư đã giảm đáng kể. Ông đã bổ nhiệm hai thẩm phán có khuynh hướng vô cùng bảo thủ cho Tòa án Tối cao, hiện tại đã lên tới con số 3 người. "Đã hứa, là giữ lời" là một trong những khẩu hiệu trong chiến dịch tái tranh cử của ông Trump. Ông đã nói dối một cách trắng trợn với tần suất rất cao. Nhưng trong vấn đề này, chúng ta cần thông cảm vì Trump đang bóp méo sự thật không nhiều hơn hơn bất kỳ chính trị gia nào.

Nếu Donald Trump thực sự thua trong cuộc bầu cử lần này, có vẻ như di sản ngài Tổng thống để lại sẽ kéo giãn thêm sự phân cực của nền chính trị Mỹ, với các chuẩn mực có thể bị lật đổ và gây tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của đất nước tại nước ngoài. Nhưng 4 năm qua cũng đã chứng kiến một số thành tựu vượt ra ngoài viễn cảnh đáng buồn đó. Một số trong số chúng rất đặc biệt, không phải tất cả đều xấu xí và một số có thể còn tiếp tục tồn tại dài lâu.

Dành tặng công chúng một "ca khúc", một "điệu nhảy"

Vào 2016, Trump đã làm nổi bật chính mình không chỉ ở cách dẫn dắt bài tranh cử mà còn ở những gì ông ấy nói. Giống như tất cả các đảng viên Cộng hòa kể từ thời Ronald Reagan, ông ủng hộ việc cắt giảm thuế, bãi bỏ các quy định, các thẩm phán bảo thủ, khiến đường phố an toàn hơn, lực lượng vũ trang mạnh hơn và nợ chính phủ thấp hơn; ông cũng đã đã chống lại Obamacare và mở rộng biên giới Mỹ.

Nhưng trong nhiều vấn đề, Trump nổi tiếng là không chính thống, cực đoan hoặc cả hai — và do đó, Trump đã nắm bắt được cử tri theo cách mà các đối thủ của ông không làm. Ông cam kết sẽ trục xuất tất cả những người nhập cư không có giấy tờ và xây dựng một bức tường ở biên giới với Mexico. Ông chế giễu chính sách đối ngoại và thương mại tự do của đảng và gọi đó là thất bại, đồng thời cho rằng thâm hụt thương mại hoàn toàn là dấu hiệu của sự yếu kém và không biết đàm phán — điều mà nếu với tư cách là người có quyền quyết định, ông có thể đã có những hành động đúng đắn hơn. Ông đã đánh bại Phố Wall và chống lại việc đưa ra các chương trình An sinh Xã hội và Medicare, các chương trình lương hưu và bảo hiểm y tế cho người cao tuổi với chi phí hạn hẹp hơn. Trump không chỉ chế giễu và chê bai các đối thủ của mình mà còn cả những đảng viên Cộng hòa được tôn kính như cố Thượng nghị sĩ John McCain (một "kẻ thất bại", như cách Trump gọi).

Trước sự chê bai đó, thật mỉa mai, nếu không muốn nói là đáng ngạc nhiên, nhiều thành tựu ông làm được chỉ có thể so sánh của một đảng viên Cộng hòa chung chung. Thực tế, việc cắt giảm thuế của ông có vẻ khiêm tốn so với các tổng thống thuộc đảng Cộng hòa trong nhiệm kỳ đầu của họ. Theo Tax Foundation, Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm năm 2017 làm giảm 150 tỷ USD doanh thu hàng năm của chính phủ, tương đương 0.7% GDP hiện tại. Do đó, có thể thấy rằng con số này thấp hơn mức cắt giảm thuế được thực hiện dưới thời George W. Bush vào năm 2001 (khoảng 1.5% GDP) hoặc dưới thời Reagan vào năm 1981 (2.6%). Việc cắt giảm của Trump bao gồm một số cải cách đáng hoan nghênh, chẳng hạn như hạn chế thế chấp khấu trừ lãi suất và thuế tiểu bang và địa phương mà không cần viết lại mã số thuế.

Các dấu ấn tư pháp của Trump cũng là những điều mà bất kỳ đảng viên Cộng hòa nào khác có thể đã thực hiện, nếu họ có cơ hội. Trump may mắn có được cơ hội đó là nhờ Mitch McConnell, lãnh tụ đa số tại Thượng viện, người đã cản trở một số đề cử tư pháp của Barack Obama — đáng chú ý nhất là Merrick Garland cho Tòa án Tối cao vào tháng 3 năm 2016. Kết quả đã cho phép ông Trump tiếp bước các khuyến nghị của Hiệp hội nghiên cứu Chính sách công và Luật liên bang (The Federalist Society for Law and Public Policy Studies), trong việc bổ nhiệm khoảng 30% cơ quan tư pháp liên bang. Sandra Day O’Connor, Antonin Scalia và Anthony Kennedy — ba thẩm phán mà Reagan đã phải mất hai nhiệm kỳ mới có thể ngồi trên băng ghế ấy — đã định hình các phán quyết của tòa án trong nhiều thập kỷ. Nhiều khả năng Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett cũng sẽ tiếp bước như thế.

Khi nói đến bãi bỏ các điều lệ và quy định, Trump có thể tuyên bố một cách chắc chắn rằng mình đã vượt qua tất cả những người tiền nhiệm. Ông cam kết loại bỏ hai quy định cũ cho mỗi một quy định mới. Bây giờ Trump tự hào rằng tỷ lệ ông thực sự đạt được là 22 trên 1. Danh sách loại bỏ được thổi phồng lên với một số thứ vặt vãnh; quy định về thịt cừu Uruguay, hồng Nhật Bản và một vài thứ tương tự. Nhưng không nghi ngờ gì nữa, tốc độ thay đổi của quy định mới đã chậm lại đáng kể. Kể từ khi ông Trump nhậm chức, số lượng các quy tắc liên bang ước tính đã tăng rất nhẹ, 0.5%. Đó là tốc độ bằng 1/12 so với nhiệm kỳ của năm Obama và Bush.

Trong một số lĩnh vực, việc giảm các quy định là có lợi; một số ít lĩnh vực là những thứ bị cắt bỏ lại đều là nền tảng cốt lõi. Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính, mặc dù một số quy tắc, điều lệ đã được sắp xếp hợp lý, Đạo luật cải cách và bảo vệ người tiêu dùng trên phố Wall (Dodd-Frank) được thông qua sau cuộc Đại suy thoái để kiềm chế các ngân hàng đã không bị loại bỏ (mặc dù Cục Bảo vệ Tài chính Người tiêu dùng — cơ quan giám sát do Elizabeth Warren thành lập đã được vô hiệu hóa một cách hiệu quả). Tuy nhiên, ngoại lệ ở đây là các quy định về môi trường, đều đã bị phá hoại triệt để.

Trong số 225 sắc lệnh được tổng hợp, danh sách đầy đủ về các "chính sách giải quy" 70 của chính quyền Trump có liên quan mật thiết về môi trường. Đây đều là những quy định sẽ làm tăng lượng bụi mịn có hại với phổi từ các nhà máy nhiệt điện than, khí methane rò rỉ từ các giếng dầu khí và carbon dioxide thải ra từ ống xả của ô tô có không có tiêu chuẩn khí thải. Khi Nhà Trắng tuyên bố đã tiết kiệm được 51 tỷ USD—0.25% GDP trong chi phí quản lý, họ sẽ bỏ qua tất cả các khoản ghi nợ như vậy ở phía bên kia của sổ cái.

Một đống vụn vỡ

Trong lĩnh vực thương mại, ông Trump đã tái đàm phán NAFTA, từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương mới được ký kết, áp thuế lên nhôm, thép và phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Theo tiêu chuẩn của riêng ông, những lợi ích rất hạn chế. Mặc dù thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc đã giảm, nhưng thâm hụt thương mại của Mỹ với phần còn lại của thế giới vẫn tăng đều đặn ngay cả trước covid-19. Thuế quan đã giúp ích cho một số ngành công nghiệp mục tiêu, nhưng chi phí bỏ ra là rất lớn. Người tiêu dùng Mỹ được cho là đã trả 900,000 USD cho mỗi công việc trong ngành thép tiết kiệm được. Việc làm trong lĩnh vực sản xuất dường như đã giảm sau khi áp thuế với Trung Quốc có hiệu lực vào năm 2018, dù những cố vấn thân cận của Trump nhấn mạnh rằng về lâu dài chính sách sẽ đảo ngược điều đó.

Những lời hứa khác đã không được thực hiện được, rõ ràng và dễ đoán nhất là cam kết về nợ. Thay vì đưa Mỹ vào con đường xóa nợ quốc gia trong 8 năm như đã nói, Trump khiến hụt ngân sách tăng đều đặn trong ba năm đầu ngồi ghế Tổng thống. Sự gia tăng không được đáng kể như những gì chúng ta đã thấy trong các nhiệm kỳ đầu tiên của Reagan và George W. Bush, nhưng xuất phát điểm lại cao hơn. Sau covid-19, với mức thâm hụt đã lớn hơn nhiều; Mỹ đã bị gán với khoản nợ để vượt quá GDP quốc gia.

Obamacare cũng không bị bãi bỏ và thay thế. Trump đã hứa sẽ công bố một kế hoạch chăm sóc sức khỏe nghiêm túc được ban hành và giám sát suốt nhiệm kỳ của mình, trong đó tỷ lệ người Mỹ không có bảo hiểm y tế tăng từ 8.6% vào năm 2016 lên 9.2% vào năm 2019. Cuối cùng, ông đã đặt ra một điều gì đó bí mật cho nhiệm kỳ thứ 2 liên quan đến chương trình chăm sóc sức khỏe vào ngày 24 tháng 9, khi ông tuyên bố trong một mệnh lệnh hành pháp rằng theo kế hoạch "Nước Mỹ là trên hết", đó sẽ "tiếp tục là chính sách của Mỹ… để đảm bảo rằng những người Mỹ có bệnh từ trước có thể nhận được bảo hiểm theo lựa chọn của họ". Tuy nhiên, nếu vụ kiện chống lại Obamacare mà Tòa án Tối cao sẽ xét xử vào ngày 10 tháng 11 diễn ra theo cách mà các nguyên đơn mong muốn, thì bảo đảm bảo hiểm đó sẽ biến mất — và đó là khía cạnh mà Bộ Tư pháp của Trump đang thực hiện.

Trump cũng thu hút các cử tri với lời hứa "khôi phục luật pháp và trật tự" cho các thành phố mà ông đã mô tả trong bài phát biểu nhậm chức của mình là" bị tê liệt bởi cuộc tàn sát Mỹ". Tội phạm ở các thành phố của Mỹ thực sự đang ở mức thấp vào thời điểm đó. Nhưng sự hỗn loạn sau một mùa hè dài của các cuộc biểu tình vì bất bình đẳng chủng tộc, một số người trong số họ đã có những hành vi bạo lực, và không có vẻ đã trở nên thân thiện hơn. Ước tính sơ bộ từ FBI cho thấy năm 2020 sẽ chứng kiến tỷ lệ giết người trên toàn quốc tăng 15%. Thành tựu lập pháp đáng chú ý nhất của Trump trong vấn đề này là ký Đạo luật Bước đầu tiên — đạo luật tìm cách giảm thiểu việc giam giữ và cải cách tại các nhà tù; và đó là ưu tiên của con rể ông, Jared Kushner.

Và tình trạng tham nhũng vẫn chưa được giải quyết. Thay vào đó, nó lan rộng đến các vùng đất khô cằn mà trước đây khi các cơ quan giám sát thể chế và các chuẩn mực đạo đức bị quét sạch và các đơn vị mới di chuyển vào vùng đất này. Chính tại "vùng nước hôi thối" này, chính quyền đã theo đuổi điều mà Steve Bannon, cựu cố vấn cấp cao của tổng thống, gọi là "phá vỡ cấu trúc của nhà nước hành chính". Một bộ máy nhà nước suy yếu và mất ổn định, trong đó các tổng thanh tra độc lập bị loại bỏ hoặc bị đẩy qua một bên, có ít hơn các dịch vụ dân sinh không phụ thuộc và sự trung thành tuyệt đối của cá nhân là những mảnh ghép trong kiểu chính phủ mà Trump muốn có được.

Bao nhiêu trong số những điều mà Trump đã làm sẽ tồn tại lâu hơn ông ấy nếu ông mất chức? Các thẩm phán và thay đổi giọng điệu chính trị dường như là những "ứng cử viên" sáng giá nhất. Ngoài hồ sơ lập pháp mỏng manh, phần lớn những gì ông đã làm đã được hoàn thành thông qua lệnh hành pháp và những thay đổi đối với quy định, về nguyên tắc, có thể bị đảo ngược một cách trực tiếp.

Ví dụ, đối với vấn đề nhập cư, lệnh cấm Hồi giáo, chia cắt gia đình tị nạn và giảm mức trần cho người tị nạn sẽ bị thu hồi ngay từ đầu nếu chính quyền thuộc về Joe Biden. Nhưng thực tế là một số điều có thể đảo ngược không có nghĩa là mọi thứ sẽ đều như thế. Thật khó để tưởng tượng nếu một tổng thống Dân chủ hoàn toàn bỏ qua các quy tắc tị nạn mới ở biên giới phía tây nam, điều chắc chắn sẽ kéo theo một làn sóng di cư mới. Và sẽ có những vết rạn nứt khác. Những người nhập cư tương lai có thể tìm đến một địa điểm lý tưởng hơn để học tập hay bắt đầu công việc kinh doanh ngay cả khi Mỹ dường như đang chào đón mọi người trở lại.

Sẽ có một nỗ lực triệt để hơn để hủy bỏ các biện pháp bảo vệ môi trường đã bị nới lỏng. Nhưng điều này có thể vô cùng phức tạp bởi những di sản tư pháp của Trump — các tòa án mà ông để lại có thể sẽ có thái độ khoan dung hơn đối với các ràng buộc về thương mại. Và cũng như với việc nhập cư, sẽ có những "vết sẹo" không dễ dàng xóa nhòa. Những người phổi bị tổn thương bởi bụi mịn sẽ không được chữa ngay lập tức. Theo tính toán của Rhodium Group, các khí nhà kính tương đương 1,8 tỷ tấn carbon dioxide sẽ được thải ra trong vòng 15 năm tới chỉ vì các "chính sách giải quy"của Trump.

Những vết sẹo rất sâu

Khi nói đến chính trị, những "vết sẹo" đã rất sâu. Quốc gia vốn đã bị chia cắt đầy đắng cay bởi chiến dịch tranh cử 2016 giờ đang bị còn tiếp tục bị phân cực hơn bao giờ hết. Các cử tri nói với những người thăm dò rằng họ thấy chênh lệch tỉ lệ trong cuộc bầu cử này lớn hơn bất kỳ cuộc bầu cử nào trước đây. Đáng chú ý là 73% người Mỹ nói rằng đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ còn không thể đồng ý với nhau về các thực tế phổ quát. Có thể dễ dàng nhận thấy sự gia tăng của các "chủ nghĩa đảng phái cực đoan" mới. Dữ liệu từ Voter Study Group cho thấy 1/5 người Mỹ nói rằng bạo lực có thể được biện minh nếu bên kia giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp diễn ra - tuy chỉ là thiểu số, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên rõ rệt kể từ năm 2017. Các cuộc khảo sát của hai nhà khoa học chính trị Lilliana Mason và Nathan Kalmoe đã tiết lộ mức độ ác cảm đáng lo ngại đối với những người Mỹ: 60% cử tri nghĩ rằng các thành viên của đảng kia là mối đe dọa đối với nước Mỹ, hơn 40% sẽ gọi họ là ác quỷ và 20% cho rằng họ là động vật.

Xu hướng siêu đảng phái này đã có trước khi Trump vào Nhà Trắng và đã trải qua một chặng đường dài để giải thích về kết quả bầu cử năm 2016. Đến lượt mình, Trump đã khuếch đại nó lên. Vào năm 2016, sự liên kết về đảng phái đã tạo ra sự thống trị tại nơi người Mỹ sinh sống, nơi họ nhận được tin tức của mình và thậm chí cả người bạn đời của mình. Nhưng, để thực hiện xu hướng đó thông qua các biện pháp y tế công cộng cơ bản, 80% những người ủng hộ Biden nói rằng họ luôn đeo khẩu trang trong tuần trước, so với chỉ 43% những người ủng hộ Trump, đã nhận một món quà mà chưa từng có như trước đây.

Quyết định cầm quyền của Trump với tư cách là người lãnh đạo một phe, thay vì cả quốc gia, đã được ủng hộ bởi cơ sở của Đảng Cộng hòa và phần lớn những cá nhân ưu tú đảng này. Những người không bị thuyết phục chủ yếu giữ im lặng về vấn đề này. Điều này đã cho phép Trump chà đạp các tiêu chuẩn chính trị và chính phủ theo bất kỳ cách nào, từ việc thiếu phản ứng đáng kể đối với sự tàn phá của cơn bão Maria gây ra cho Puerto Rico đến mô tả các cuộc biểu tình chống lại những người theo chủ nghĩa tân phát xít ở Charlottesville, Virginia, là "những người rất tốt ở cả hai phía" khi chứng kiến những người đang đẫm nước mắt để tạo cơ hội bấm máy cho nhiếp ảnh gia. 

Điều thích hợp nhất trong số những sự xúc phạm này vào lúc này là những nỗ lực của ông để ủy quyền kết quả bầu cử. Gần 40% cử tri Đảng Cộng hòa nói rằng họ không nghĩ rằng cuộc bầu cử sắp tới sẽ công bằng; một nửa số đảng viên Đảng Dân chủ lo lắng rằng sẽ không có một quá trình chuyển đổi hòa bình nếu Biden chiến thắng.

Nếu Trump tiếp tục giữ chức Tổng thống, rồi sau đó thì sao? Không có bất cứ một chương trình thực sự nào cho 4 năm tiếp theo cho nhiệm kỳ tổng thống của ông. Nếu không chiếm được đa số tại Hạ viện, Trump có thể thông qua được rất ít những điều luật quan trọng. Tuy nhiên, những thay đổi về hành chính và quản lý trong bốn năm qua sẽ còn được cải tổ nhiều hơn nữa. Và sự chia rẽ sẽ càng trở nên trầm trọng hơn trong nội bộ Mỹ.

Theo The Economist

Mỹ Linh

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên