MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đòn bẩy “cho vay theo chuỗi giá trị”

Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đòn bẩy “cho vay theo chuỗi giá trị”

LTS: Cần xây dựng giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - đó là mục tiêu của Diễn đàn do tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 17/12/2020.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn khoảng 2,16 triệu tỷ đồng; trong đó có 27.000 tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; 5.000 tỷ đồng cho những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi liên kết giá trị.

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Đến nay đã có trên 80 tổ chức tín dụng và 1.181 quỹ tín dụng nhân dân tham gia cho vay nông nghiệp nông thôn với địa bàn rộng khắp cả nước.

Phát triển hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đòn bẩy “cho vay theo chuỗi giá trị” - Ảnh 1.

Dư nợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên tính đến 31/10/2020.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cho biết gặp khó trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Bởi vậy, doanh nghiệp đề xuất, để có nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NN CNC) đòi hỏi nhà nước phải đa dạng hóa nguồn vốn thông qua khuyến khích thu hút các tổ chức, cá nhân, các loại hình doanh nghiệp đầu tư vào NNCNC.

Về phía các địa phương phải nhanh chóng cấp giấy xác nhận doanh nghiệp NN CNC; cải cách hành chính tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào NN CNC. Bên cạnh đó, từ Trung ương đến địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục cho vay; hoàn thiện tiêu chí doanh nghiệp NNCNC theo hướng định lượng rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho phát triển NNCNC; sửa đổi, bổ sung chính sách đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển NNCNC theo hướng chuyên sâu, gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực của các cơ sở sản xuất kinh doanh NNCNC. Mặt khác, quan tâm xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản...

Trong khi đó, theo các ngân hàng, để thực hiện hiệu quả gói tín dụng ưu đãi, các ngân hàng ưu tiên triển khai đối với các doanh nghiệp, dự án NNCNC có triển vọng tốt.

Theo Thy Hằng

Diền đàn doanh nghiệp

Trở lên trên