MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát triển sâu rộng ngành công nghiệp hỗ trợ để hút các doanh nghiệp Nhật Bản

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Nhật Bản.

Song để đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp trong nước cần nâng cao chất lượng, cung cấp nguyên liện, linh phụ kiện ổn định… Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực của ngành này, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các đối tác.

Theo ông Takeo Nakajama, Trưởng Đại diện văn phòng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản tại Hà Nội, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản rất mật thiết trong cả lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trong 10 năm trở lại đây (từ 2013 -2022), đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2022 tăng 12% so với năm trước, đạt 4,6 tỷ USD. Nhật Bản trở thành đối tác đầu tư vô cùng quan trọng của Việt Nam.

Phát triển sâu rộng ngành công nghiệp hỗ trợ để hút các doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 1.

Ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư của Nhật Bản

Tuy nhiên, theo khảo sát của JETRO, khi tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng từ 28% mười năm trước, lên đến 37% năm 2022; song đang gặp khó với ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đó là chất lượng các nhà cung cấp còn yếu, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa trên 50% nhưng vấn đề gặp phải là giá thành, chính vì thế họ cần tìm kiếm những nhà cung cấp chất lượng và cạnh tranh về giá.

Ông Takeo Nakajama cho rằng: “Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện mối quan tâm lớn tới Việt Nam và coi Việt Nam là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của mình. Hiện tại Việt Nam đang cần điều duy nhất, tôi cho rằng câu trả lời đó là phải phát triển sâu rộng ngành công nghiệp hỗ trợ, nguồn cung nguyên vật liệu và linh kiện tại nước sở tại ổn định, thì sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức cung ứng linh hoạt hơn. Nhờ đó cắt giảm được chi phí cung ứng, ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển càng sâu rộng thì càng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo trong nước”.

Phát triển sâu rộng ngành công nghiệp hỗ trợ để hút các doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh 2.

Việt Nam phải phát triển sâu rộng ngành công nghiệp hỗ trợ

Hiểu được những mong đợi này từ phía đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang thay đổi để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, nhất là trong bối cảnh đơn hàng và thị trường còn nhiều khó khăn như hiện nay. Ông Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghệ Việt Nam (INTECH) cho biết, nhằm đáp ứng các đơn hàng từ phía đối tác Nhật Bản, Công ty đã thực hiện nhiều cải tiến, đầu tư trang thiết bị để thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về chất lượng.

“Hiện nay, công ty là đối tác cung cấp các mặt hàng cho thị trường Nhật Bản, cùng đó thỏa mãn khát trường khó tính như Mỹ và Canada. Từ đầu năm đến nay, hiện tại các đơn hàng chúng tôi đang phục vụ cho những đơn đặt hàng dài hạn theo các chiến lược hai bên Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản. hội nhập mà ban lãnh đạo chúng tôi đã liên tục có tư duy thay đổi và đổi mới. Ban lãnh đạo công ty luôn thay đổi, nhấn mạnh vào chính sách chất lượng và đưa ra sản phẩm thế mạnh của chúng tôi đến với khách hang” - ông Nguyễn Khắc Dũng nói.

Theo Nguyễn Hằng

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên