MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ?

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ?

Sau đà tăng giá phi mã nhờ việc báo lãi khủng, nhóm thép và vận tải biển đang đối mặt với những thách thức khi giá đầu ra đang trong xu hướng tạo đỉnh.

Đối lập với hai ngành trên, nhóm bán lẻ dường như đang ở vùng đáy sau thời gian giãn cách xã hội kéo dài. Vậy triển vọng và thách thức nào khi nhà đầu tư lựa chọn các ngành này?

Kể từ khi dịch COVID-19, giá hàng hóa, nguyên vật liệu trên toàn cầu như thép, phân bón, nông sản… hay giá cước vận tải biển tăng phi mã. Kết quả là giá cổ phiếu doanh nghiệp ngành này liên tục thiết lập vùng đỉnh lịch sử mới. Đà đi lên của giá cổ phiếu đến từ kết quả kinh doanh khởi sắc quý III và 9 tháng đầu năm nay bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh.

Tại nhóm thép và tôn mạ, hầu hết các cổ phiếu đều giao dịch trên vùng đỉnh lịch sử như HPG, NKG, HSG. Trong quý III, làn sóng COVID-19 thứ tư khiến sản lượng tiêu thụ thép nội địa giảm còn 3,9 triệu tấn, thấp hơn 18% so với cùng kỳ năm 2020 và 29% so với quý trước đó. Đối lập thị trường trong nước, hoạt động xuất khẩu khởi sắc với tổng sản lượng xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn, tăng 141% so với cùng kỳ và cao hơn 20% so với quý II.

Ở những tháng cuối năm, thị trường nội địa được dự báo phục hồi khi hoạt động thi công xây lắp trở lại khi giãn cách xã hội dần gỡ bỏ hay giải ngân đầu tư công được thúc đẩy. Triển vọng xuất khẩu vẫn sáng cửa khi sản xuất thép của Trung Quốc thấp do các nhà máy phải dừng sản xuất đến tháng 3/2022, nhu cầu của các thị trường Mỹ và châu Âu ở mức cao.

Song hành với cơ hội, ngành thép đang phải đối mặt thách thức khi cơn sốt đẩy giá than khoảng 110%, lập kỷ lục cao nhất lịch sử. Theo SSI Research, giá than thế giới tăng đột biến so với than trong nước, các ngành có tỷ lệ than nhập trên tổng than sử dụng trong ngành cao như xi măng (66%), sắt thép (88%), phân bón (74%) sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ? - Ảnh 1.

Giá than dự báo tiếp tục tăng đến năm 2022 ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của các doanh nghiệp thép. Nguồn: SSI Research.

Ngoài than, một đầu vào khác là thép phế từ Nhật Bản và Đài Loan cũng tăng lần lượt 13% và 9% so với đầu năm do nhu cầu tăng. Trong khi đó, một rủi ro không hề nhỏ đó là giá thép thế giới tạo đỉnh ngắn hạn và đảo chiều giảm sâu. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) tại Trung Quốc đã giảm gần 15% trong một tháng trở lại đây.

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ? - Ảnh 2.

Giá HRC tại Trung Quốc giảm gần 15% trong 1 tháng gần đây. Nguồn: Sunsirs.

Cũng giống như ngành thép, nhóm cổ phiếu cảng biển - logistic đã "rũ bùn đứng dậy" nhờ giá cước vận tại lên cao dựng đứng. Hưởng lợi từ xu hướng tăng giá cước và giao thương xuất nhập khẩu sôi động, nhiều doanh nghiệp cảng biển, logistic báo lãi đột biến. Hệ quả là, giá cổ phiếu nhóm cảng biển – logistic nổi sóng tăng bằng lần thời gian qua.

Dự báo những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa thế giới ở mức cao. Cùng với đó là hoạt động sản xuất trong nước giao thương phục hồi sau giai đoạn giãn cách bởi dịch bệnh mở ra triển vọng đầu tư ở nhóm cảng biển – logistic.

Song, cũng giống như ngành thép, nhóm vận tải biển cũng đang đối mặt với vấn đề lớn đó là giá cước vận tại biển đang liên tiếp giảm thời gian gần đây. Theo quan sát, chỉ số cước vận tải biển Baltic Dry Index (BDI) lao dốc mạnh, lấy đi toàn bộ lực tăng trong 4 tháng qua.

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ? - Ảnh 3.

Chỉ số cước vận tải biển Baltic Dry Index (BDI) giảm sâu gần đây. Nguồn: TradingEconomics.

Từ diễn biến giá đầu ra trên, một câu hỏi được giới đầu tư đặc biệt quan tâm đó là xu hướng ngắn hạn này tác động như thế nào đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển – logistic, thép tại Việt Nam. Ngoài khía cạnh trên, những nguy cơ tiềm ẩn nào còn có thể đến với những doanh nghiệp của hai ngành này bên cạnh những tiềm năng, cơ hội như đã nêu.

Trở lại câu chuyện đầu tư của thị trường, việc xem xét triển vọng và rủi ro của các ngành nghề luôn đưa đến một ý tưởng tốt. Cơ hội đến với những ngành ở vùng đáy trong khi rủi ro "đu đỉnh" lớn hơn với các ngành đã tăng phi mã thời gian qua. Theo dõi góc nhìn của giới phân tích, một chủ đề đầu tư luôn được nhắc đến đó là sự kỳ vọng phục hồi của một số ngành nghề sau dịch như bán lẻ, hàng không, du lịch…

Ngành bán lẻ đã bị kìm nén trong một thời gian dài giãn cách xã hội có thể bùng nổ bất cừ thời điểm nào. Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai, song câu hỏi liệu đây có phải là một nhóm ngành hot và đã ở vùng đáy hay chưa vẫn cần được thảo luận rõ hơn.

Sau thép và cảng biển – liệu đến thời cơ đón sóng ngành bán lẻ? - Ảnh 4.

Tất cả những thắc mắc liên quan đến câu chuyện đầu tư cổ phiếu ngành thép, cảng biển – logistic, hay đã đến thời cơ đầu tư vào ngành bán lẻ với kỳ vọng bùng nổ sau dịch sẽ được các chuyên gia của SSI Research giải đáp các nhà đầu tư trong một sự kiện NDHeConference số thứ 5 với chủ đề "Câu chuyện Ngành Vận tải biển, Thép và Bán lẻ" sẽ diễn ra vào 15h00 ngày 10/11 tới đây. Chương trình nằm trong chuỗi Hội thảo dành riêng cho Khách hàng SSI do CTCP Chứng khoán SSI và NDH.vn phối hợp tổ chức. NĐT có thể đăng ký tham gia ngay tại địa chỉ https://hoithao.ndh.vn/

Video teaser chương trình:

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
ssi
Trở lên trên