MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sợ bị sa thải cuối năm, đây là 3 điểm mấu chốt cần tự làm ngay để bảo vệ quyền lợi của mình: Ai cũng nên biết sớm

06-01-2024 - 13:23 PM | Lifestyle

Sợ bị sa thải cuối năm, đây là 3 điểm mấu chốt cần tự làm ngay để bảo vệ quyền lợi của mình: Ai cũng nên biết sớm

Sa thải không bao giờ là tin vui đối với nhân viên công ty, đặc biệt trong những ngày lễ Tết cận kề.

Tình trạng sa thải gần cuối năm hiện nay là một vấn đề nghiêm trọng, khiến người lao động lo lắng về tương lai của mình. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong bối cảnh kinh tế đi xuống, phải cắt giảm chi phí và nhân sự.

Ngay cả khi dự kiến việc sa thải sẽ không xảy ra trong vài tháng tới, nỗi lo vẫn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch tận hưởng và chi tiêu cho gia đình cũng như ăn mừng ngày lễ.

Vì sa thải là tình trạng bất khả kháng, không thể tránh khỏi và cũng không biết xuất hiện lúc nào ở nơi làm việc, mỗi chúng ta đều nên việc bắt đầu chuẩn bị sớm cho giai đoạn chuyển tiếp giữa các công việc. Điều này có thể làm giảm bớt một số lo lắng cá nhân, giúp bạn an tâm cho cuộc sống về sau hơn.

Sợ bị sa thải cuối năm, đây là 3 điểm mấu chốt cần tự làm ngay để bảo vệ quyền lợi của mình: Ai cũng nên biết sớm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

1. Tìm hiểu về kế hoạch tài chính của công ty

Kiểm tra xem tình hình tài chính của công ty đang ở mức độ nào là một việc làm quan trọng. Nếu công ty có lãi, việc cắt giảm nhân sự có thể chưa phải vấn đề đáng lo. Nhưng trong trường hợp ngược lại, bạn nên tìm hiểu thêm kế hoạch nhân sự của công ty trong các diễn đàn, website nội bộ.

Đồng thời, hãy tìm hiểu cả những quy định, ràng buộc liên quan tới việc sa thải - nghỉ việc. Cần đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng của những điều khoản liên quan tới việc thanh toán lương, trợ cấp, bồi thường dựa trên số năm làm việc… Bên cạnh việc kiểm tra những thông tin trong hợp đồng đã ký, hãy cập nhật từ phía công ty mỗi năm một lần vì công ty có thể thay đổi các thông tin, quyền lợi đi kèm bất cứ lúc nào.

2. Ước tính chi phí sinh hoạt

Hãy ước tính sơ bộ những khoản chi tiêu hàng tháng của bạn cho những thứ cần thiết (thực phẩm, nhà ở, nước, điện, v.v.), sau đó chi bao nhiêu tiền cho những thứ không cần thiết. Nếu cần thiết, bạn có thể cắt giảm những khoản chi nào.

Sợ bị sa thải cuối năm, đây là 3 điểm mấu chốt cần tự làm ngay để bảo vệ quyền lợi của mình: Ai cũng nên biết sớm - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, phải thành lập một "ngân sách mì ăn liền" tạm thời theo khuyến nghị của "bậc thầy ngân sách" Tiffany Aliche. Cô cho rằng, mì ăn liền là loại thực phẩm tiết kiệm nhất có thể lấp đầy một bữa ăn, và “ngân sách mì ăn liền” là số tiền TỐI THIỂU cần chi tiêu cho nhu cầu ăn uống trong một tháng.

Đừng quên liệt kê chi phí y tế là chi phí thiết yếu. Nếu công ty không còn tiếp tục trợ cấp bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, bạn có thể tiếp tục tham gia chương trình bảo hiểm tự nguyện, đích thân đăng ký và nộp tiền mà không thông qua các doanh nghiệp nữa.

3. Tìm hiểu về trợ cấp thất nghiệp

Nếu bạn bị sa thải, bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bạn đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Do đó, cần kiểm tra lại tình trạng chấm dứt hợp đồng lao động của mình. Nếu thuộc trường hợp tự ý nghỉ việc hoặc kỷ luật buộc thôi việc thì sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Đồng thời, bạn cũng cần đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng hoặc 36 tháng trước khi nghỉ việc, tùy theo loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, bạn cần nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng.

Trong trường hợp sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ, bạn tìm được việc làm và được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nên kiểm tra số tiền trợ cấp thất nghiệp của mình là bao nhiêu để lập kế hoạch tài chính cụ thể. Theo quy định, bạn được tính bằng 60% mức lương bình quân của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 05 lần mức lương cơ sở hoặc mức lương tối thiểu vùng. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Sợ bị sa thải cuối năm, đây là 3 điểm mấu chốt cần tự làm ngay để bảo vệ quyền lợi của mình: Ai cũng nên biết sớm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Lời kết

Tình trạng sa thải không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động, mà còn gây ra những hệ quả xã hội, tác động trực tiếp đến niềm tin và tinh thần của người lao động, khiến họ mất đi động lực và mục tiêu trong cuộc sống.

Để bảo vệ chính mình, chúng ta cần có những thái độ tích cực và chủ động trong việc tìm kiếm và nắm bắt cơ hội, như nâng cao kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ, tham gia các mạng lưới hỗ trợ và tư vấn.

Bảo vệ tài chính cá nhân của bạn cũng giống như nấu ăn; bạn cần tính toán xem mình có bao nhiêu nguyên liệu và cần thêm bao nhiêu. Trong trường hợp này, các thành phần bao gồm tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp, tiền tiết kiệm khẩn cấp và thu nhập bạn có thể kiếm được từ công việc làm thêm của mình.

Tiếp theo, hãy tính toán số tiền tiết kiệm khẩn cấp mà bạn sẽ cần để vượt qua nếu trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của bạn. Ngoài ra, trong khi bạn đang tìm kiếm một công việc khác, hãy cân nhắc cách bạn có thể kiếm thêm tiền từ những kỹ năng bạn có.

Tình trạng sa thải gần cuối năm hiện nay là một thách thức lớn đối với người lao động, nhưng cũng là một cơ hội để mỗi người tự rèn luyện và phát triển bản thân. Chỉ cần có sự nỗ lực, sáng tạo và hợp tác, chúng ta có thể vượt qua khó khăn và tìm được công việc phù hợp và ổn định.

(Nguồn: Tổng hợp, CNN…)

PV

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên