MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sữa chua là "thần dược" nhưng sẽ biến thành "độc dược" nếu dùng sai cách: Ăn thế nào cho đúng và cần tránh những sai lầm nào?

09-09-2021 - 10:44 AM | Sống

Sữa chua là "thần dược" nhưng sẽ biến thành "độc dược" nếu dùng sai cách: Ăn thế nào cho đúng và cần tránh những sai lầm nào?

Không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe mà sữa chua mang lại, tuy nhiên nếu ăn sữa chua sai cách sẽ có thể dẫn đến những tác hại khôn lường, thậm chí gia tăng nguy cơ ung thư.

Không phải tự nhiên mà sữa chua được coi như một trong những “thần dược” dành cho sức khỏe. Món ăn này sở hữu giá trị dinh dưỡng phù hợp cho mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, càng không thể bỏ qua những tác dụng rất tốt cho sức khỏe của loại thực phẩm này.

Tuy nhiên, để đạt các lợi ích mong muốn, mọi người nên lưu ý cách ăn hợp lý, khoa học và không gây hại với cho sức khỏe. Trong một số trường hợp, ăn sữa chua sai cách có thể gây ra một số bệnh đường ruột, dạ dày, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư.

Những sai lầm nên TRÁNH khi ăn sữa chua

Ăn sữa chua vào lúc bụng đói

Khi bụng đói, lượng acid trong dạ dày đang ở mức khá cao. Sữa chua lại là thực phẩm có chứa rất nhiều acid lactic. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ quay sang tấn công dạ dày rỗng, gây nguy cơ viêm loét dạ dày.

Sữa chua là thần dược nhưng sẽ biến thành độc dược nếu dùng sai cách: Ăn thế nào cho đúng và cần tránh những sai lầm nào? - Ảnh 1.

Ăn càng nhiều sữa chua càng tốt

Bạn nên thay đổi ngay quan niệm cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt vì điều này hoàn toàn sai lầm. Điều này có thể gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn.

Theo Sina, lượng sữa chua nên ăn mỗi ngày nằm trong khoảng 250 - 500 gram là hợp lý nhất. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch.

Còn đối với trẻ nhỏ, tùy vào độ tuổi mà bạn thay đổi liều lượng thích hợp. Các bé dưới 1 tuổi chỉ nên ăn ¼ - ½ hộp mỗi ngày. Các bé từ 1-3 tuổi có thể ăn ½ hộp.

Ăn sữa chua cùng với những loại trái cây có tính chua

Sữa chua có chứa nhiều acid và vi khuẩn có lợi, giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu kết hợp cùng với một số loại trái cây cũng có nhiều acid như khế, xoài, cóc, quýt, cam… thì lượng acid sẽ vượt quá mức lý tưởng.

Điều này rất dễ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe dạ dày. Về lâu dài, nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đường ruột là khá cao, điển hình như chứng đau dạ dày.

Đồng thời, khi protein trong sữa chua kết hợp với các thành phần có tính acid trong trái cây vị chua sẽ gây chướng bụng, khó tiêu, thậm chí là đau bụng tiêu chảy.

Đun nóng sữa chua

Do quan niệm uống sữa ấm tốt hơn nên nhiều người thường có thói quen đun nóng sản phẩm sữa trước khi sử dụng. Tuy nhiên, áp dụng hành động này vào sữa chua lại gây phản tác dụng. Trải qua quá trình làm nóng, các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ bị mất đi.

Nếu sợ đau họng, lạnh bụng sau khi bảo quản quá lâu trong tủ lạnh, gia đình có thể làm nguội bằng nhiệt độ phòng một lúc trước khi sử dụng.

Ăn một số đồ ăn dầu mỡ, uống thuốc chung với sữa chua

Một trong những đại kỵ quan trọng phải tránh chính là vừa ăn sữa chua, vừa sử dụng các loại thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như xúc xích, lạp xưởng… Thành phần trong hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau có thể tăng nguy cơ ung thư.

Đồng thời, khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh cùng lúc với sữa chua cũng phá vỡ vi khuẩn có lợi trong sữa chua, giảm hiệu quả.

Sữa chua là thần dược nhưng sẽ biến thành độc dược nếu dùng sai cách: Ăn thế nào cho đúng và cần tránh những sai lầm nào? - Ảnh 2.

Tác hại khi ăn sữa chua sai cách, kết hợp lung tung có thể gây nguy cơ ung thư. Ảnh: healthyeating

Ăn sữa chua vào 2 thời điểm "vàng” để gia tăng hiệu quả

Khoảng thời gian sau bữa tối từ 30 phút - 2 tiếng là thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua. Đây là giai đoạn mà hàm lượng canxi của cơ thể hạ xuống thấp nhất. Khi bổ sung thêm chất này từ trong sữa chua, cơ thể sẽ hấp thụ rất nhanh và hiệu quả.

Thời điểm còn lại nên sử dụng sữa chua chính là khoảng thời gian buổi chiều. Đối với những ai thường xuyên làm việc trong văn phòng, tiếp xúc với máy tính và bức xạ máy tính liên tục, sữa chua có tác dụng làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Đừng quên vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi đi ngủ nếu bạn ăn vào buổi tối. Các chất có tính acid trong sữa có thể gây hại cho răng nếu để qua đêm.

Có phải bất cứ ai ăn sữa chua cũng tốt?

Sử dụng đúng cách, đúng thời điểm và đúng đối tượng mới có thể phát huy hết tác dụng của sữa chua với sức khỏe mỗi người. Trên thực tế, không phải ai cũng thích hợp để ăn nhiều loại thực phẩm này.

Một số đối tượng nên cẩn trọng khi ăn sữa chua là: Những người bị đi ngoài, mắc bệnh dạ dày, bệnh đường ruột; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Khi sử dụng sữa chua khiến acid dịch vị tăng quá mức, làm vấn đề về hệ tiêu hóa trầm trọng hơn.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy thì không nên ăn sữa chua có đường.

Nhóm người nên thường xuyên ăn sữa chua là: Người bị loãng xương, hay táo bón, thường xuyên làm việc trước máy tính, thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc...

*Theo Sina

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên